Sau chiến tranh, Porter vào nghiên cứu tại Đại học Cambridge dưới sự hướng dẫn của Norrish. Ban đầu ông nghiên cứu việc phát triển kỹ thuật quang phân nhanh (flash photolysis) để có được thông tin về các loại phân tử ngắn hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên về gốc tự do. Ông đã sử dụng kỹ thuật nghiên cứu các chi tiết chính xác của các phản ứng ánh sáng của sự quang hợp, đặc biệt về vấn đề có thể áp dụng nền kinh tế hiđrô[2], mà ông là một người ủng hộ mạnh mẽ.
Porter trở thành giáo sư hóa học và giám đốc của Royal Institution (Viện Hoàng gia Anh) năm 1966. Trong thời gian này Porter đã có công trong việc thiết lập công ty Vật lý quang học ứng dụng (Applied Photophysics), một công ty được lập ra để cung cấp thiết bị dựa trên công trình nghiên cứu của nhóm ông. Năm 1967, ông làm giáo sư thỉnh giảng ở University College London.[5]
Chancellor[6] của Đại học Leicester từ 1984 tới 1995. Năm 2001, tòa nhà Phân khoa hóa học của Đại học này được đặt theo tên ông.
Tham khảo & Chú thích
^Archer, Mary. ‘Porter, George, Baron Porter of Luddenham (1920–2002)’, Oxford Dictionary of National Biography, online edn, Oxford University Press, Jan 2006; online edn, May 2007 accessed ngày 26 tháng 6 năm 2009
^nền kinh tế giả định trong tương lai, có thể sử dụng loại năng lượng sản xuất bằng hiđrô. Thuật ngữ này John Bockris đặt ra trong bài nói chuyện của ông tại Trung tâm kỹ thuật của hãng General Motors năm 1970
^quá trình trong đó các sợi hữu cơ và sợi dệt may mất đi sức mạnh và độ mềm dẻo do việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời