Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Christian B. Anfinsen

Christian B. Anfinsen, Jr.
Christian B. Anfinsen năm 1969
Sinh26.3.1916
Monessen, Pennsylvania
Mất14.5.1995
Randallstown, Maryland
Quốc tịchMỹ
Trường lớpSwarthmore College (cử nhân, 1937)
Đại học Pennsylvania (thạc sĩ, 1939)
Trường Y học Harvard (tiến sĩ, 1943)
Nổi tiếng vìribonuclease
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (1972)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh

Christian Boehmer Anfinsen, Jr. (26.3.1916 – 14.5.1995) là nhà hóa sinh người Mỹ, đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1972 chung với Stanford MooreWilliam Howard Stein cho công trình nghiên cứu về ribonuclease, đặc biệt về sự kết nối giữa chuỗi amino acid và cách cấu tạo hoạt động sinh học.[1]

Tiểu sử

Christian Anfinsen sinh tại Monessen, Pennsylvania trong một gia đình người Na Uy nhập cư. Thập niên 1920, gia đình ông chuyển tới cư ngụ ở Philadelphia. Ông đậu bằng cử nhânSwarthmore College năm 1937. Năm 1939, ông đậu bằng thạc sĩ ngành hóa hữu cơĐại học Pennsylvania. Năm 1939, The American-Scandinavian Foundation (Quỹ Scandinavia-Hoa Kỳ) cấp cho ông một học bổng để nghiên cứu phát triển các phương pháp mới nhằm phân tích cấu trúc hóa học của các protein phức tạp, tức là các enzym, tại phòng thí nghiệm CarlsbergCopenhagen, Đan Mạch. Năm 1941, Anfinsen được cấp một học bổng để học bằng tiến sĩ ở Phân khoa Hóa sinh của Trường Y học Harvard (thuộc Đại học Havard), và năm 1943 Anfinsen đậu bằng tiến sĩ ngành hóa sinh ở trường này.[2]

Ông cải sang Do Thái giáo năm 1979. Cùng năm, ông đã bỏ không hút thuốc lá nữa.[3]

Sự nghiệp

Năm 1950, Viện Tim quốc gia, thuộc National Institutes of Health[4]Bethesda, Maryland, tuyển ông vào làm trưởng phòng thí nghiệm sinh lý tế bào. Năm 1954, ông được cấp một học bổng của Quỹ Rockefeller để trở lại nghiên cứu một năm ở phòng thí nghiệm Carlsberg, rồi tiếp theo một học bổng nữa của Quỹ Guggenheim để nghiên cứu ở Viện khoa học Weizmann tại Rehovot, Israel từ năm 1958 tới 1959.[5]

Năm 1962, Anfinsen trở lại "Trường Y học Harvard" làm giáo sư thỉnh giảng, rồi được mời làm trưởng phân khoa Hóa học. Sau đó ông được bổ nhiệm làm trưởng "Phòng thí nghiệm Sinh hóa" của "Viện quốc gia các bệnh chuyển hóa và viêm khớp" (nay là Viện quốc gia các bệnh viêm khớp, tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận), nơi ông làm việc tới năm 1981. Từ năm 1982 tới khi qua đời năm 1995, Anfinsen làm giáo sư môn Hóa lý sinh (Biophysical Chemistry) tại Đại học Johns Hopkins.[6]

Anfinsen đã xuất bản hơn 200 bài nghiên cứu, phần lớn trong lãnh vực mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các protein. Ông cũng là người tiên phong về ý tưởng trong lãnh vực nén chặt axít nucleic. Năm 1961, ông đã chỉ ra rằng ribonuclease có thể gập lại sau khi làm biến tính trong khi vẫn giữ nguyên hoạt tính enzym, điều đó đưa ra giả thuyết là mọi thông tin do protein đòi hỏi để chấp thuận việc tạo hình dáng cuối cùng được mã hóa trong cấu trúc sơ cấp của nó.

Giải thưởng và Vinh dự

Tác phẩm chọn lọc

  • The Molecular Basis of Evolution (1959)
  • Advances In Protein Chemistry (1980)

Tham khảo & Chú thích

  1. ^ The Nobel Prize in Chemistry 1972 (The Royal Swedish Academy of Sciences)
  2. ^ Biography of Christian B. Anfinsen (U.S. National Library of Medicine)
  3. ^ a b The Christian B. Anfinsen Papers. National Institutes of Health. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ gồm 27 viện nghiên cứu khác nhau
  5. ^ Christian B. Anfinsen – 1957 (Guggenheim Foundation)”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ Obituary:Christian Anfinsen (independent.co.uk)”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ “Book of Members, 1780–2010: Chapter A” (PDF). American Academy of Arts and Sciences. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011.
  8. ^ Christian B. Anfinsen (Store norske leksikon)

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9