Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Tiếng Khmer

Tiếng Khmer
Tiếng Campuchia
ភាសាខ្មែរ/ខេមរភាសា
Phéasa Khmêr ("tiếng Khmer") viết bằng chữ Khmer
Phát âm[pʰiəsaː kʰmae]
[kʰeːmarapʰiəsa]
Sử dụng tạiCampuchia
Thái Lan (Phía ĐôngIsan)
Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu LongĐông Nam Bộ)
Tổng số người nói15,8 triệu
Dân tộcNgười Khmer
Phân loạiHệ Nam Á
  • Nhánh Khmeric
    • Tiếng Khmer
Ngôn ngữ tiền thân
Hệ chữ viếtChữ Khmer
Braille Khmer
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Campuchia
 ASEAN[1]
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1km
ISO 639-2khm
ISO 639-3cả hai:
khm – Khmer
kxm – Khmer Bắc
Glottologkhme1253  Khmeric[2]
cent1989  Khmer Trung Tâm[3]
Linguasphere46-FBA-a
  Khmer
Một người nói tiếng Khmer, được ghi lại cho Wikitongues.

Tiếng Khmer (thông tục: ភាសាខ្មែរ [pʰiːəsaː kʰmaːe], trang trọng hơn: ខេមរភាសា [kʰeɛmaʔraʔ pʰiːəsaː]), cũng gọi là tiếng Campuchiangôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Campuchia. Với chừng 16 triệu người nói, đây là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong ngữ hệ Nam Á (sau tiếng Việt). Tiếng Khmer được ảnh hưởng một cách đáng kể bởi tiếng PhạnPali qua Ấn Độ giáoPhật giáo, đặc biệt trong phạm vi ngôn ngữ hoàng gia và tôn giáo. Tiếng Khmer thông tục có tác động và cũng bị ảnh hưởng một phần nhỏ bởi tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Việt, và tiếng Chăm, ngược lại các ngôn ngữ trên cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng Khmer do sự gần gũi địa lý và ảnh hưởng văn hóa lâu dài, tạo nên một vùng ngôn ngữ Đông Nam Á.[4] Đây cũng là ngôn ngữ Môn–Khmer được được ghi nhận sớm nhất và có hệ chữ viết lâu đời nhất, trước tiếng Môn và rất lâu trước tiếng Việt[5] do tiếng Khmer Cổ là ngôn ngữ của các vương quốc Chân Lạp, AngkorPhù Nam.

Đa số người Khmer nói phương ngữ Trung Khmer, một phương ngữ Khmer của đồng bằng trung tâm nơi người Khmer tập trung. Tại Campuchia, giọng địa phương có tồn tại nhưng được xem là biến thể của Trung Khmer. Hai ngoại lệ là phương ngữ thủ đô, Phnôm Pênh, và Khmer Khe ở tỉnh Stung Treng, cả hai đều đủ khác biệt với Trung Khmer để có thể xem là những phương ngữ riêng. Ngoài Campuchia, ba phương ngữ được sử dụng bởi người Khmer địa phương mà về mặt lịch sử từng là một phần của Đế quốc Khmer. Phương ngữ Bắc Khmer được nói bởi hơn 4 triệu người tại vùng phía nam Đông Bắc Thái Lan và được vài nhà ngôn ngữ học xem là một thứ tiếng riêng. Khmer Krom, hay Nam Khmer, là ngôn ngữ thứ nhất của người Khmer tại Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu người sử dụng. Ngôn ngữ Khmer ở Việt Nam chia làm 3 giọng riêng biệt là phương ngữ Trà Vinh một loại ngôn ngữ cổ được sử dụng từ thời Phù Nam, phương ngữ Sóc Trăng và phương ngữ của người Khmer ở các tỉnh còn lại. Còn người Khmer ở dãy Kravanh nói một phương ngữ thể hiện những nét của tiếng Khmer Trung đại.

Tiếng Khmer chủ yếu là một ngôn ngữ phân tích, đơn lập. Không có biến tố, chia động từ hay hậu tố cách ngữ pháp. Thay vào đó, tiểu từ và trợ từ được dùng để xác định mối quan hệ ngữ pháp. Cấu trúc từ nói chung là chủ–động–tân (subject–verb–object). Có thể dùng phân loại từ (classifier) sau số khi đếm danh từ, tuy nhiên, phân loại từ không phải lúc nào cũng hiện diện như trong tiếng Trung Quốc. Trong ngôn ngữ nói, cấu trúc đề-thuyết (topic-comment) thường gặp và mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại xác định cách dùng từ (như đại từ và kính ngữ) khi giao tiếp.

Tiếng Khmer khác với những ngôn ngữ lân cận như tiếng Thái, tiếng Miến Điện, tiếng Lào và tiếng Việt vì nó không phải ngôn ngữ thanh điệu. Ngôn ngữ này được viết bằng chữ Khmer từ ít nhất thế kỷ thứ bảy, đây là một abugida bắt nguồn từ chữ Brāhmī, thông qua chữ chữ Pallava Nam Ấn Độ. Hệ chữ viết Khmer hình thành và được sử dụng qua hàng thế kỷ. Vì nạn mù chữ nên chỉ khoảng 79% người Campuchia biết đọc chữ Khmer.[6]

Phân loại

Tiếng Khmer là thành viên của ngữ hệ Nam Á, một ngữ hệ bản địa trong khu vực, phân bố từ bán đảo Mã Lai tới qua Đông Nam Á lục địa tới Đông Ấn Độ.[7] Hệ Nam Á, gồm có cả tiếng Môn, tiếng Việttiếng Munda, đã được nghiên cứu từ năm 1856 và được đề xuất như một ngữ hệ vào năm 1907.[8] Dù được nghiên cứu, vẫn có sự không rõ ràng trong mối quan hệ giữa những ngôn ngữ trong hệ này.[9] Gérard Diffloth đặt tiếng Khmer trong nhánh đông của nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.[10] Theo cách phân loại này, tiếng Khmer có quan hệ gần nhất với ngữ chi Bahnar (Ba Na) và Pear.[11] Cách phân loại gần đây hơn nghi ngờ tính chính xác của nhóm Môn-Khmer và đặt tiếng Khmer trong nhánh của chính nó, một trong 13 nhánh của hệ.[9]

Bảng Unicode chữ Khmer.
Official Unicode Consortium code chart Version 12.0

Phân bố địa lý và phương ngữ

Phạm vi ước chừng nơi các phương ngữ được sử dụng.

Tiếng Khmer được nói bởi khoảng 13 triệu người ở Campuchia, nơi nó là ngôn ngữ chính thức. Nó cũng là ngôn ngữ thứ hai của đa phần các nhóm dân tộc thiểu số tại đây. Thêm vào đó, có khoảng 1 triệu người bản ngữ Khmer ở miền nam Việt Nam (ước tính 1999)[12] và 1,4 triệu người ở đông bắc Thái Lan (2006).[13]

Các phương ngữ Khmer, dù thông hiểu lẫn nhau, đôi khi có thể gây bối rối. Chúng gồm các phương ngữ Phnôm Pênh (thủ đô Campuchia), vùng nông thôn Battambang, vùng đông bắc Thái Lan tiếp giáp với Campuchia như tỉnh Surin, dãy Kravanh, và vùng Miền Nam Việt Nam như Trà Vinh, Sóc Trăng.[14][15][16] Người nói tiếng Khmer Campuchia chuẩn có thể hiểu được phương ngữ khác, nhưng, ví dụ, một người Khmer KromTrà Vinh sẽ gặp khó khăn lớn khi muốn giao tiếp với một người Khmer từ tỉnh Sisaket tại Thái Lan.

Lược đồ dưới đây cho thấy sự phát triển của các phương ngữ Khmer hiện đại.[17][18]

  • Tiếng Khmer Trung đại
    • Khmer Cardamom (Tây)
    • Trung Khmer
      • Khmer Surin (Bắc)
      • Khmer Chuẩn và phương ngữ liên quan (gồm Khmer Krom)

Tiếng Khmer Krom hay tiếng Khmer Nam là ngôn ngữ của người Khmer bản địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Có rất ít nghiên cứu về phương ngữ này từng được công bố. Tiếng Khmer Krom có giọng điệu nói riêng biệt, có xu hướng đơn âm tiết hoá và nhiều nét khác biệt từ vựng so với tiếng Khmer chuẩn.

Tham khảo

  1. ^ “Languages of ASEAN”. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khmeric”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khmer Trung Tâm”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Enfield, N.J. (2005). Areal Linguistics and Mainland Southeast Asia
  5. ^ David A. Smyth, Judith Margaret Jacob (1993). Cambodian Linguistics, Literature and History: Collected Articles. Routledge (UK). ISBN 978-0-7286-0218-2.
  6. ^ {{chú thích báo|last1=Hul|first1=Reaksmey|last2=Woods|first2=Ben|title=Campaign Aims to Boost Adult Literacy|url=https://www.cambodiadaily.com/archives/campaign-aims-to-boost-adult-literacy-78943/%7Caccess-date[liên kết hỏng] =ngày 7 tháng 2 năm 2016|work=The Cambodia Dail
  7. ^ Diffloth, Gerard & Zide, Norman. Austroasiatic Languages Lưu trữ 2012-04-25 tại Wayback Machine.
  8. ^ Thomas, David (1964). “A survey of Austroasiatic and Mon-Khmer comparative studies”. The Mon-Khmer Studies Journal. 1: 149–163. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ a b Sidwell, Paul (2009a). The Austroasiatic Central Riverine Hypothesis. Keynote address, SEALS, XIX.
  10. ^ Diffloth, Gérard (2005). "The contribution of linguistic palaeontology and Austroasiatic". in Laurent Sagart, Roger Blench and Alicia Sanchez-Mazas, eds. The Peopling of East Asia: Putting Together Archaeology, Linguistics and Genetics. 77–80. London: Routledge Curzon.
  11. ^ Shorto, Harry L. edited by Sidwell, Paul, Cooper, Doug and Bauer, Christian (2006). A Mon–Khmer comparative dictionary. Canberra: Australian National University. Pacific Linguistics. ISBN 0-85883-570-3
  12. ^ Central Khmer tại Ethnologue (ấn bản 18, 2015) (cần đăng ký mua)
  13. ^ Northern Khmer tại Ethnologue (ấn bản 18, 2015) (cần đăng ký mua)
  14. ^ Sidwell, Paul (2006). “Khmer/Cambodian”. Mon-Khmer.com. Australian National University. Bản gốc (lecture) lưu trữ 2011. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ Nancy Joan Smith-Hefner (1999). Khmer American: Identity and Moral Education in a Diasporic Community. University of California. ISBN 0-520-21349-1.
  16. ^ Wayland, Ratree; Jongman, Allard (2003). “Acoustic correlates of breathy and clear vowels: the case of Khmer” (PDF). Journal of Phonetics. 31: 181–201. doi:10.1016/s0095-4470(02)00086-4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016.
  17. ^ Sidwell, Paul (2009). Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.
  18. ^ Ferlus, Michel. 1992. Essai de phonétique historique du khmer (Du milieau du primier millénaire de notre ère à l'époque actuelle). Mon–Khmer Studies 2 (6):7–28.

Xem thêm

Tham khảo

  • Ferlus, Michel. (1992). Essai de phonétique historique du khmer (Du milieu du premier millénaire de notre ère à l'époque actuelle)", Mon–Khmer Studies XXI: 57–89)
  • Headley, Robert and others. (1977). Cambodia-English Dictionary. Washington, Catholic University Press. ISBN 0-8132-0509-3
  • Herington, Jennifer and Amy Ryan. (2013). Sociolinguistic Survey of the Khmer Khe in Cambodia Lưu trữ 2021-03-10 tại Wayback Machine. Chiang Mai: Linguistics Institute, Payap University.
  • Huffman, F. E., Promchan, C., & Lambert, C.-R. T. (1970). Modern spoken Cambodia. New Haven: Yale University Press. ISBN 0-300-01315-9
  • Huffman, F. E., Lambert, C.-R. T., & Im Proum. (1970). Cambodia system of writing and beginning reader with drills and glossary. Yale linguistic series. New Haven: Yale University Press. ISBN 0-300-01199-7
  • Jacob, Judith. 1974. A Concise Cambodia-English Dictionary. London, Oxford University Press. ISBN 0-19-713574-9
  • Jacob, J. M. (1996). The traditional literature of Cambodia: a preliminary guide. London oriental series, v. 40. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-713612-5
  • Jacob, J. M., & Smyth, D. (1993). Cambodian linguistics, literature and history: collected articles. London: School of Oriental and African Studies, University of London. ISBN 0-7286-0218-0
  • Keesee, A. P. K. (1996). An English-spoken Khmer dictionary: with romanized writing system, usage, and indioms, and notes on Khmer speech and grammar. London: Kegan Paul International. ISBN 0-7103-0514-1
  • Meechan, M. (1992). Register in Khmer the laryngeal specification of pharyngeal expansion. Ottawa: National Library of Canada = Bibliothèque nationale du Canada. ISBN 0-315-75016-2
  • Sak-Humphry, C. (2002). Communicating in Khmer: an interactive intermediate level Khmer course. Manoa, Hawai'i: Center for Southeast Asian Studies, School of Hawaiian, Asian and Pacific Studies, University of Hawai'i at Manoa. OCLC: 56840636
  • Smyth, D. (1995). Colloquial Cambodian: a complete language course. London: Routledge. ISBN 0-415-10006-2
  • Stewart, F., & May, S. (2004). In the shadow of Angkor: contemporary writing from Cambodia. Honolulu: University of Hawai'i Press. ISBN 0-8248-2849-6
  • Tonkin, D. (1991). The Cambodian alphabet: how to write the Khmer language. Bangkok: Trasvin Publications. ISBN 974-88670-2-1

Liên kết ngoài


Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9