Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Can Chi

Can Chi
  1. Giáp Tý
  2. Ất Sửu
  3. Bính Dần
  4. Đinh Mão
  5. Mậu Thìn
  6. Kỷ Tỵ
  7. Canh Ngọ
  8. Tân Mùi
  9. Nhâm Thân
  10. Quý Dậu
  11. Giáp Tuất
  12. Ất Hợi
  13. Bính Tý
  14. Đinh Sửu
  15. Mậu Dần
  16. Kỷ Mão
  17. Canh Thìn
  18. Tân Tỵ
  19. Nhâm Ngọ
  20. Quý Mùi
  1. Giáp Thân
  2. Ất Dậu
  3. Bính Tuất
  4. Đinh Hợi
  5. Mậu Tý
  6. Kỷ Sửu
  7. Canh Dần
  8. Tân Mão
  9. Nhâm Thìn
  10. Quý Tỵ
  11. Giáp Ngọ
  12. Ất Mùi
  13. Bính Thân
  14. Đinh Dậu
  15. Mậu Tuất
  16. Kỷ Hợi
  17. Canh Tý
  18. Tân Sửu
  19. Nhâm Dần
  20. Quý Mão
  1. Giáp Thìn
  2. Ất Tỵ
  3. Bính Ngọ
  4. Đinh Mùi
  5. Mậu Thân
  6. Kỷ Dậu
  7. Canh Tuất
  8. Tân Hợi
  9. Nhâm Tý
  10. Quý Sửu
  11. Giáp Dần
  12. Ất Mão
  13. Bính Thìn
  14. Đinh Tỵ
  15. Mậu Ngọ
  16. Kỷ Mùi
  17. Canh Thân
  18. Tân Dậu
  19. Nhâm Tuất
  20. Quý Hợi
Thiên can
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Dương Giáp Bính Mậu Canh Nhâm
Âm Ất Đinh Kỷ Tân Quý
Can Chi#ChiĐịa chi
Dương Dần Thìn Ngọ Thân Tuất
Âm Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi
2025 trong lịch khác
Lịch Gregory2025
MMXXV
Ab urbe condita2778
Năm niên hiệu AnhCha. 3 – 4 Cha. 3
Lịch Armenia1474
ԹՎ ՌՆՀԴ
Lịch Assyria6775
Lịch Ấn Độ giáo
 - Vikram Samvat2081–2082
 - Shaka Samvat1947–1948
 - Kali Yuga5126–5127
Lịch Bahá’í181–182
Lịch Bengal1432
Lịch Berber2975
Can ChiGiáp Thìn (甲辰年)
4721 hoặc 4661
    — đến —
Ất Tỵ (乙巳年)
4722 hoặc 4662
Lịch Chủ thể114
Lịch Copt1741–1742
Lịch Dân QuốcDân Quốc 114
民國114年
Lịch Do Thái5785–5786
Lịch Đông La Mã7533–7534
Lịch Ethiopia2017–2018
Lịch Holocen12025
Lịch Hồi giáo1446–1447
Lịch Igbo1025–1026
Lịch Iran1403–1404
Lịch Juliustheo lịch Gregory trừ 13 ngày
Lịch Myanma1387
Lịch Nhật BảnLệnh Hòa 7
(令和7年)
Phật lịch2569
Dương lịch Thái2568
Lịch Triều Tiên4358
Thời gian Unix1735689600–1767225599

Can Chi (干支), gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước thuộc vùng văn hóa Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia khác ngoài vùng. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60[1] trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ Nhị Thập Bát Tú trong cách tính lịch cổ đại dùng để đếm ngày.[2]

Can

Ý nghĩa

Can (干) hay còn gọi là Thiên Can (天干) hoặc Thập Can (十干) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dươngNgũ hành.

Danh sách 10 can

Năm kết thúc bằng số nào thì có Can tương ứng.

Số Hán tự Hán-Việt Âm - dương Ngũ hành Thái đen
4 Giáp Dương Mộc Cáp
5 Ất Âm Mộc Hặp
6 Bính Dương Hỏa Hãi
7 Đinh Âm Hỏa Mỡng
8 Mậu Dương Thổ Pớc
9 Kỷ Âm Thổ Cắt
0 Canh Dương Kim Khốt
1 Tân Âm Kim Huộng
2 Nhâm Dương Thủy Táu
3 Quý Âm Thủy

Chi

Ý nghĩa

Chi (支) hay còn gọi là Địa Chi (地支) hay Thập Nhị Chi (十二支) do có đúng mười hai chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo phương Đông dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông ÁĐông Nam Á.

Do số lượng con giáp cũng là 12 nên trong đời sống, Thập Nhị Chi cũng hay được gọi theo 12 con giáp.

Danh sách 12 Chi

Thứ tự Hán tự Hán-Việt Bính âm Tiếng Nhật[a] Tiếng Hàn Tiếng Thái Đen Âm - Dương Con giáp Hướng Mùa Tháng âm lịch Tháng Thái đen Giờ (hệ 24)
1 ね ne 자 ja Chảư (ꪻꪊ꫁) Dương chuột 0° (Chính Bắc) đông 11 (đông chí) 5 23 - 01
2 Sửu chǒu うし ushi 축 chug Pảu (ꪹꪜ꫁ꪱ) Âm trâu 30° (Bắc Đông Bắc) đông 12 6 01 - 03
3 Dần yín とら tora 인 in Nhĩ (ꪑꪲ) Dương hổ 60° (Đông Đông Bắc) xuân 1 7 03 - 05
4 Mão mǎo う u 묘 myo Mảu (ꪹꪢ꫁ꪱ) Âm mèo thỏ[b] 90° (Chính Đông) xuân 2 (xuân phân) 8 05 - 07
5 Thìn chén たつ tatsu 진 jin Xi (ꪎꪲ) Dương rồng 120° (Đông Đông Nam) xuân 3 9 07 - 09
6 Tỵ み mi 사 sa Xảư (ꪻꪎ꫁) Âm rắn 150° (Nam Đông Nam) 4 10 09 - 11
7 Ngọ うま uma 오 o Xngạ (ꪏꪷꪉ꫁ꪱ) Dương ngựa 180° (Chính Nam) 5 (hạ chí) 11 11 - 13
8 Mùi wèi ひつじ hitsuji 미 mi Một (ꪶꪣꪒ) Âm cừu[c] 210° (Nam Tây Nam) 6 12 13 - 15
9 Thân shēn さる saru 신 sin Xăn (ꪎꪽ) Dương khỉ 240° (Tây Tây Nam) thu 7 1 15 - 17
10 Dậu yǒu とり tori 유 yu Hạu (ꪹꪭ꫁ꪱ) Âm 270° (Chính Tây) thu 8 (thu phân) 2 17 - 19
11 Tuất いぬ inu 술 sul Mệt (ꪹꪣꪸꪒ) Dương chó 300° (Tây Tây Bắc) thu 9 3 19 - 21
12 Hợi hài い i 해 hae Cạư (ꪻꪀ꫁) Âm lợn nhà lợn rừng[d] 330° (Bắc Tây Bắc) đông 10 4 21 - 23

[3][4][5]

Giờ Âm Lịch - Dương Lịch

Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:

  • Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
  • Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu/bò chuẩn bị đi cày.
  • Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
  • Mão (5-7 giờ): Lúc mèo về nhà nghỉ ngơi
  • Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa.
  • Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
  • Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
  • Mùi (13-15 giờ): Lúc dê/cừu ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
  • Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
  • Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
  • Tuất (19-21 giờ): Lúc chó trông nhà.
  • Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.[6]

Lục thập hoa giáp

60 tổ hợp Can Chi

Bản Chu Kỳ 60 Năm
Bản Chu Kỳ 60 Năm

Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,..., Quý) và (Dần..., Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 1012) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Can phải kết hợp với Chi đồng tính (Can dương phải kết hợp với Chi dương và Can âm phải kết hợp với Chi âm). Năm 0 là Canh Thân, 1 là Tân Dậu... 59 là Kỷ Mùi. Dựa vào số dư khi chia hết cho 60 có thể tính can chi từng năm. 60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp bao gồm:

Tý (+) Sửu (-) Dần (+) Mão (-) Thìn (+) Tỵ (-) Ngọ (+) Mùi (-) Thân (+) Dậu (-) Tuất (+) Hợi (-)
Giáp (+) (01) Giáp Tý (51) Giáp Dần (41) Giáp Thìn (31) Giáp Ngọ (21) Giáp Thân (11) Giáp Tuất
Ất (-) (02) Ất Sửu (52) Ất Mão (42) Ất Tỵ (32) Ất Mùi (22) Ất Dậu (12) Ất Hợi
Bính (+) (13) Bính Tý (03) Bính Dần (53) Bính Thìn (43) Bính Ngọ (33) Bính Thân (23) Bính Tuất
Đinh (-) (14) Đinh Sửu (04) Đinh Mão (54) Đinh Tỵ (44) Đinh Mùi (34) Đinh Dậu (24) Đinh Hợi
Mậu (+) (25) Mậu Tý (15) Mậu Dần (05) Mậu Thìn (55) Mậu Ngọ (45) Mậu Thân (35) Mậu Tuất
Kỷ (-) (26) Kỷ Sửu (16) Kỷ Mão (06) Kỷ Tỵ (56) Kỷ Mùi (46) Kỷ Dậu (36) Kỷ Hợi
Canh (+) (37) Canh Tý (27) Canh Dần (17) Canh Thìn (07) Canh Ngọ (57) Canh Thân (47) Canh Tuất
Tân (-) (38) Tân Sửu (28) Tân Mão (18) Tân Tỵ (08) Tân Mùi (58) Tân Dậu (48) Tân Hợi
Nhâm (+) (49) Nhâm Tý (39) Nhâm Dần (29) Nhâm Thìn (19) Nhâm Ngọ (09) Nhâm Thân (59) Nhâm Tuất
Quý (-) (50) Quý Sửu (40) Quý Mão (30) Quý Tỵ (20) Quý Mùi (10) Quý Dậu (60) Quý Hợi
Chú thích
(+) Can hoặc Chi dương
(-) Can hoặc Chi âm
Không thể kết hợp

Ghi chú

  1. ^ Trong tiếng Nhật, cách gọi Địa Chi không theo chữ Hán gốc mà gọi theo tên con vật ứng với Chi đó
  2. ^ Ở Việt Nam, con giáp của Mão là mèo. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là thỏ
  3. ^ Ở Nhật Bản, con giáp của Mùi là cừu
  4. ^ Ở Nhật Bản, con giáp của Hợi là lợn rừng

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Cho các độc giả không dùng toán học nhiều, một giải thích thật đơn giản về số "60" trong "chu kỳ 60 năm" được trình bày trong bài Vu-Quoc-Loc; Vu-Quoc-Hung; Vu-Le-Thao-Uyen (2024), The triennial Hương exam: Deducing laureates’ birth years, Internet Archive, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ “Ngũ hành và can chi”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập 14 tháng 11/2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  3. ^ Trong ngoặc là tên con vật tượng trưng của người Việt
  4. ^ Giờ lấy tương đối do nó thay đổi theo từng tháng trong năm, với dung sai so với giờ trong bảng khoảng ±20 phút.
  5. ^ Về nghĩa của các con vật gán cho các chi thì chi thứ tự nghĩa Việt Nam là mão (tức là con mèo) trong khi nghĩa Trung Hoa là thố (tức là con thỏ). Cho đến nay chưa thấy có tài liệu đáng tin cậy nào giải thích sự khác nhau này.
  6. ^ "12 con giáp" và ý nghĩa tượng trưng”. Truy cập 3 tháng 2/2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9