Người SundaNgười Sunda (tiếng Indonesia: suku Sunda, tiếng Sunda: Urang Sunda) là một tộc người bản địa ở phía tây đảo Java. Hiện nay dân số người Sunda vào khoảng 30,9 triệu người (tổng điều tra dân số năm 2000), phần lớn họ theo đạo Hồi. Tuyệt đại bộ phận người Sunda hiện nay sống ở Tây Java (26,4 triệu người), một số ít sống ở Lampung (60 vạn người), Jakarta (1,3 triệu người) và Banten (1,9 triệu người). Từ nguyênTừ Sunda bắt nguồn từ "su" trong tiếng Sunda nghĩa là "tốt". Sunda còn có nghĩa là "sáng sủa", "sạch sẽ".[1] Nguồn gốc và lịch sửNgười Sunda thuộc đại chủng Úc, đã di cư từ Đài Loan qua Philippines tới Java vào khoảng 1500 đến 1000 năm TCN.[2] Người Sunda trong quá khứ đã từng theo đạo Hindu, đạo Phật và bái vật giáo. Vào khoảng thế kỷ 4, người Sunda bắt đầu theo đạo Hindu. Từ khoảng thế kỷ 16, họ chuyển sang theo đạo Hồi. Trước khi nước Indonesia hiện đại được thành lập, người Sunda đã từng có những nhà nước riêng của mình, gồm: vương quốc Salakanagara, Tarumanagara (358–669), Sunda (669–1579), Galuh, Cirebon, Banten (1527–1813). Tarumanagara, Sunda và Galuh là các nhà nước theo đạo Hindu, trong khi Cirebon và Banten là các hồi quốc. Ngôn ngữ và văn hóaGần gũi về sắc tộc và ngôn ngữ với người Sunda có người Java, Betawi, Baduy. Nền văn hóa của người Sunda có nhiều nét gần gũi với văn hóa của người Java, nhưng đạo Hồi của người Sunda ít khắc nghiệt hơn và phân tầng xã hội ít sâu sắc hơn so với người Java.[3] Những người Sunda hiện đại nổi tiếng
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Người Sunda. |