Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

USS Bataan (CVL-29)

Tàu sân bay USS Bataan (CVL-29) chuẩn bị cho lượt phục vụ thứ hai trong Chiến tranh Triều Tiên
Lịch sử
Hoa Kỳ
Đặt hàng 26 tháng 12 năm 1940
Xưởng đóng tàu New York Shipbuilding Co.
Đặt lườn 31 tháng 8 năm 1942
Hạ thủy 1 tháng 8 năm 1943
Người đỡ đầu George D. Murray
Hoạt động 17 tháng 11 năm 1943
Ngừng hoạt động 9 tháng 4 năm 1954
Xóa đăng bạ 1 tháng 9 năm 1959
Danh hiệu và phong tặng
Số phận Bị bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1961
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay Independence
Trọng tải choán nước
  • 10.662 tấn (tiêu chuẩn);
  • 14.751 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 183 m (600 ft) (mực nước);
  • 190 m (622 ft 6 in) (chung)
Sườn ngang
  • 21,8 m (71 ft 6 in) (mực nước)
  • 33,3 m (109 ft 2 in) (chung)
Mớn nước 7,9 m (26 ft)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hơi nước General Electric
  • 4 × nồi hơi
  • 4 × trục
  • công suất 100.000 mã lực (75 MW)
Tốc độ 59 km/h (32 knot)
Tầm xa
  • 24.000 km ở tốc độ 28 km/h
  • (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Thủy thủ đoàn 156 sĩ quan và 1.372 thủy thủ
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch)
  • sàn đáp chính 76 mm (3 inch)
  • cầu tàu 10 mm (0,38 inch)
Máy bay mang theo cho đến 45 máy bay

USS Bataan (CVL-29/AVT-4) là một tàu sân bay hạng nhẹ tải trọng 11.000 tấn thuộc lớp Independence được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2. Bataan là tên được đặt để kỷ niệm trận đánh cố thủ phần đất cuối cùng trên đảo Luzon trong tay liên quân Mỹ-Phi tại Philippines vào đầu Thế chiến II. Nó là chiếc duy nhất trong lớp được đưa ra hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên

Thiết kế và chế tạo

Ban đầu được đặt lườn như tàu tuần dương hạng nhẹ USS Buffalo (CL-99), nó được đổi ký hiệu thành CV-29 và đặt lại tên là Bataan vào ngày 2 tháng 6 năm 1942, đổi ký hiệu thành CVL-29 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943; hạ thủy vào ngày 1 tháng 8 năm 1943 tại New York Shipbuilding CorporationCamden, New Jersey dưới sự đỡ đầu của Bà George D. Murray, phu nhân Chuẩn Đô đốc Murray; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 11 năm 1943, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân V. H. Schaeffer.

Lịch sử hoạt động

Thế Chiến II

Sau các cuộc chạy thử máy, Bataan được phối thuộc về Hạm đội Thái Bình Dương. Trong cuộc giáp chiến đầu tiên với lực lượng Nhật Bản, máy bay của nó đã hỗ trợ cho cuộc tấn công lên Hollandia (nay là Jayapura) thuộc New Guinea, từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 4 năm 1944. Sau đó là các đợt không kích vào Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 1944; Saipan thuộc Marianas từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8; Bonins trong các ngày 1516 tháng 6; trận chiến biển Philippine từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 6 và đợt không kích lần 2 lên Bonins vào ngày 24 tháng 6 năm 1944.

Sau đó Bataan quay trở về Hoa Kỳ để sửa chữa. Sau khi công việc sửa chữa hoàn tất, chiếc tàu sân bay gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 và tham gia các cuộc không kích hỗ trợ cho chiến dịch Okinawa từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 30 tháng 5 năm 1945, trong đó máy bay của nó đã hỗ trợ cho việc đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Yamato vào ngày 7 tháng 4 năm 1945tàu ngầm I-56 vào ngày 18 tháng 4 năm 1945 tại tọa độ 26°42′B 130°38′Đ / 26,7°B 130,633°Đ / 26.700; 130.633. Rút lui về Philippines, Bataan gia nhập Đệ Tam hạm đội và được phối thuộc vào Đội đặc nhiệm 38.3 do Chuẩn Đô đốc Gerald F. Bogan chỉ huy, được xây dựng chung quanh các tàu sân bay Bataan, Essex, Ticonderoga, RandolphMonterey. Chúng đã tham gia các chiến dịch không kích các hòn đảo chính quốc Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8.

Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Bataan quay trở về Hoa Kỳ, về đến New York ngày 17 tháng 10 năm 1945, rồi sau đó tham gia Chiến dịch "Magic Carpet" đưa cựu chiến binh Mỹ ở nước ngoài quay về Hoa Kỳ. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1946 nó về đến Philadelphia nhằm chuẩn bị cho việc ngưng hoạt động. Bataan được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 11 tháng 2 năm 1947.

Chiến tranh Triều Tiên

Bataan được đưa ra hoạt động trở lại vào ngày 13 tháng 5 năm 1950 tại Philadelphia. Vào tháng 7 năm 1950, nó lên đường đi San Diego, và khi đến nơi nó nhận lên tàu các đơn vị cùng hàng tiếp liệu của lực lượng Không quân Hoa Kỳ, rồi khởi hành ngày 16 tháng 11 hướng đến vịnh Tokyo. Chiếc tàu sân bay đi đến vùng biển ngoài khơi Triều Tiên vào ngày 15 tháng 12, và cho đến tháng 6 năm 1951, máy bay của nó đã thực hiện các phi vụ hỗ trợ cho lực lượng mặt đất.

Bataan lên đường ngày 2 tháng 6 năm 1951 hướng về bờ Tây Hoa Kỳ, và sau một chặng dừng ngắn tại San Diego, nó đi đến Bremerton, Washington vào ngày 9 tháng 7 để đại tu. Chiếc tàu sân bay quay về San Diego vào ngày 20 tháng 11, rồi đến ngày 27 tháng 1 năm 1952 lại khởi hành đi Yokosuka, Nhật Bản, rồi sau đó đến vịnh Buckner, Okinawa. Nó tiến hành các đợt thực tập không lực và cơ động huấn luyện tại vùng biển ngoài khơi Okinawa cho đến ngày 29 tháng 4, rồi tiến đến vùng biển ngoài khơi Triều Tiên. Bataan tiếp tục hoạt động giữa Nhật Bản và Triều Tiên suốt mùa Hè năm 1952, chuyên chở nhân lực và hàng tiếp liệu đến khu vực chiến sự, đồng thời không kích vào các mục tiêu của đối phương. Nó rời khu vực chiến trường vào ngày 11 tháng 8 hướng về San Diego. Vào ngày 27 tháng 10 chiếc tàu sân bay một lần nữa di chuyển sang Viễn Đông và hoạt động ngoài khơi Triều Tiên cho đến ngày 10 tháng 5 năm 1953, khi nó lên đường quay về San Diego.

Bataan ở lại khu vực San Diego tiến hành đại tu và huấn luyện cho đến ngày 31 tháng 7 năm 1953. Sau đó nó lên đường đi ngang qua Trân Châu Cảng đến Kobe và Yokosuka, Nhật Bản, rồi quay trở về Hoa Kỳ nơi nó nhận được lệnh chuẩn bị ngừng hoạt động vào ngày 26 tháng 8 năm 1953. Chiếc tàu sân bay được chuyển sang lực lượng dự bị vào ngày 9 tháng 4 năm 1954 tại San Francisco, California. Nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 1 tháng 9 năm 1959, và được bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1961.

Phần thưởng

Bataan được tặng thưởng 6 Ngôi sao Chiến đấu do thành tích trong Thế Chiến II, và thêm 7 Ngôi sao Chiến đấu nữa khi phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.[1]

Silver star
Silver star
Bronze star
Bronze star
Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 5 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II
Huân chương Phục vụ Chiếm đóng Hải quân Huân chương Phục vụ Phòng vệ Quốc gia Huân chương Phục vụ Triều Tiên
với 7 Ngôi sao Chiến trận
Đơn vị Tuyên dương Tổng thống
(Hàn Quốc)
Huân chương Liên Hợp Quốc Phục vụ Triều Tiên Huân chương Phục vụ Chiến tranh Triều Tiên
(Hàn Quốc) (truy tặng)

Tham khảo

  1. ^ Yarnall, Paul (9 tháng 12 năm 2020). “USS BATAAN (CV-29)”. NavSource.org. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9