Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Prambanan

Prambanan
Tổ hợp đền Prambanan
Vị tríBokoharjo, Prambanan, Sleman, Vùng đặc biệt Yogyakarta
Tọa độ7°45′8″N 110°29′30″Đ / 7,75222°N 110,49167°Đ / -7.75222; 110.49167
Xây dựngĐược xây dựng vào năm 850 sau CN dưới triều đại Hindu Sanjaya
Kiến trúc sưRakai Pikatan
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩni, iv
Ngày nhận danh hiệu1991 (Kỳ họp 15)
Số hồ sơ tham khảo642
Quốc gia Indonesia
VùngChâu Á và châu Đại Dương

Prambanan hoặc Rara Jonggrang (tiếng Java: ꦫꦫꦗꦺꦴꦁꦒꦿꦁ, đã Latinh hoá: Rara Jonggrang) là một tổ hợp đền thờ Ấn giáo nằm tại tỉnh Yogyakarta, Indonesia. Đây là đền thờ dành cho Tam thần, ba vị thần tối cao của Ấn giáo gồm thần sáng tạo Phạm Thiên, thần duy trì Tỳ Thấp Nô và thần hủy diệt Thấp Bà. Đền thờ nằm cách thành phố Yogyakarta khoảng 17 kilômét (11 mi) về phía đông bắc, nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Trung JavaYogyakarta.[1]

Đền thờ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là đền thờ Ấn giáo lớn nhất ở Indonesia và lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Nó đặc trưng bởi kiến trúc tháp nhọn và cao với tháp chính giữa cao tới 47 mét-high (154 ft) nằm bên trong một quần thể lớn của các ngôi đền.[2] Đền thờ này là một trong những điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới ở Indonesia.[3][4]

Lịch sử

Mô hình kiến trúc của Prambanan.

Theo bía ký Shivagrha, Prambanan có lẽ bắt đầu được xây dựng từ năm 850 dưới thời Vua Rakai Pikatan của vương quốc Medang. Ngôi đền đầu tiên trong quần thể này là để thờ thần Shiva.[5] Mục đích là để chứng tỏ nhà Sanjaya đã từ bỏ Phật giáo để quay về với Hindu giáo như người sáng lập vương triều. Prambanan được xây dựng cũng có lẽ nhằm ganh đua với các tự viện Phật giáo BorobudurSewu mà các vua theo đạo Phật của nhà Sanjaya (tức triều đại Sailendra) đã xây dựng. Một số nhà khảo cổ học nhận thấy biểu tượng Shiva trong chính điện của ngôi đền cao nhất và nằm chính giữa lại thể hiện chân dung Vua Balitung.[6]

Quần thể đền được xây dựng tích cực dưới nhiều đời vua của Medang, nhất là các vua DaksaTulodong. Xung quanh tháp chính là hàng trăm đền tháp thấp hơn, gọi là perwara. Prambanan được coi là ngôi đền hoàng gia của vương quốc Medang theo đạo Hindu, nơi tổ chức nhiều lễ nghi tín ngưỡng và hiến tế. Các học giả cho rằng, vào thời kỳ hoàng kim của vương quốc, có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn và đệ tử của họ sống quanh quần thể đền này. Trung tâm thành phố và triều đình của Medang đóng gần đó, trong đồng bằng Prambanan.

Vào những năm 930, trung tâm chính trị của Medang được Vua Mpu Sindok dời tới Đông Java. Vẫn chưa rõ chính xác lý do của việc dời đô này. Có lẽ là do núi lửa Merapiphía bắc Prambanan phun trào hoặc là do chiến tranh. Từ đó, đền bị bỏ rơi và hư hại dần.

Các ngôi đền đã sụp đổ trong một trận động đất lớn thế kỷ 16. Mặc dù người ta không còn thờ cúng ở đền nữa, song các phế tích rải rác trong vùng vẫn dễ nhận ra và được người Java thời sau biết tới. Các tượng thần và phế tích trở thành chủ đề và cảm hứng cho truyền thuyết Loro Jonggrang.

Các phế tích Prambanan ngay sau khi được phát hiện.

Vào năm 1811 trong thời kỳ đô hộ ngắn ngủi của Vương quốc AnhĐông Ấn Hà Lan, Collin Mackenzie, một nhà thám hiểm theo yêu cầu của Thomas Stamford Raffles, đã tình cờ tới Prambanan. Ngay lập tức, Raffles cho khám phá toàn bộ khu phế tích. Tuy vậy, chúng vẫn bị lờ đi suốt nhiều thập kỷ do những người thực dân Hà Lan lấy các phù điêu của đền về trang trí vườn hay người dân địa phương lấy đá tảng về làm vật liệu xây dựng.

Những khám phá của các nhà khảo cổ thiếu tâm huyết trong thập niên 1880 chỉ làm cho khu đền bị cướp phá thêm. Mãi tới năm 1918, việc tái thiết mới được bắt đầu, và phải đến năm 1930 thì việc phục chế mới đúng bài bản. Các nỗ lực phục chế đến nay vẫn được tiếp tục. Ngôi đền chính được hoàn thành trong năm 1953. Vì quá nhiều tác phẩm bằng đá đã bị lấy mất hoặc dùng để xây dựng công trình khác ở xa, nên không thể phục chế toàn bộ khu đền. Hiện một số lớn đền tháp nhỏ vẫn không được phục dựng lại và chỉ nhìn thấy nền móng của chúng.

Trận động đất lớn năm 2006 làm cho khu đền bị hư hỏng nghiêm trọng. Khu đền phải đóng cửa đối với khách tham quan để phục dựng.

Tham khảo

  1. ^ Prambanan Temple Compounds – UNESCO World Heritage Centre
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  3. ^ Prambanan Temple
  4. ^ http://www.worldheritagesite.org/tags/tag.php?id=1070
  5. ^ Shivagrha Inscription, National Museum of Indonesia
  6. ^ Soetarno, Drs. R. second edition (2002). "Aneka Candi Kuno di Indonesia" (Ancient Temples in Indonesia), pp. 16. Dahara Prize. Semarang. ISBN 979-501-098-0.

Bản mẫu:Đền thờ Hindu tại Indonesia

Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9