Thảo luận Thành viên:Sholokhov/KhácTướng quốcTôi chỉ có thể giải thích cho bạn điều này. Hai chức "tướng" cầm quân và "tướng" coi việc văn (chính trị) viết khác nhau, đều đọc là tướng. Để phân biệt, các dịch giả VN thống nhất dịch là "tướng quân" để chỉ viên quan võ phụ trách quân sự (hình như chữ tướng này giống tướng trong cờ tướng), còn "tướng quốc" để chỉ vị quan văn coi chính trị, quyết sách của quốc gia (ông này gần vua hơn và to hơn ông cầm quân). Còn thừa tướng và Tể tướng tôi không biết thật rõ. Bạn thử hỏi bác Meotrangden là người biết chữ Hán, chắc sẽ có câu trả lời rõ.--Trungda (thảo luận) 11:20, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tể tướng và Thừa tướngVì thấy bạn và Trung da bí về hai khái niệm này nên tôi mạn phép được trao đổi:
Tiêu bản dự án truyện tranhỞ Wikipedia tiếng Anh, độ quan trọng và chất lượng bài viết cũng do các thành viên của dự án xếp. Tôi thấy có dự án số bài quan trọng top rất nhiều (ví dụ dự án kiến trúc gần 500 bài) nhưng nhiều dự án chỉ khoảng 20 bài. Với dự án Paris, tôi xếp chất lượng A cho các bài nội dụng bao quát chủ đề và có chú thích đầy đủ, B cho các bài đã nhiều thông tin, C là các bài ngắn hơn nhưng cũng đáp ứng phần nào cho nhu cầu tra cứu. Việc sắp xếp này chỉ là chuyện "nội bộ" của từng dự án, mục đích cuối cùng là tăng chất lượng các bài viết, đặc biệt những bài quan trọng. Vì vậy tôi nghĩ nó hoàn toàn có thể tùy thuộc ở các bạn. Nếu các bạn xếp quá nhiều bài vào đặc biệt quan trọng, sự quan tâm đến những bài đó sẽ ít đi. Nếu các bạn dễ dàng "cho điểm" A thì điểm A sẽ mất giá trị. Chỉ có một "danh diệu" bài viết chọn lọc là duy nhất có giá trị trong cộng đồng Wiki vì nó đã được cộng đồng bình chọn. Hy vọng dự án truyện tranh của các bạn sẽ có thêm nhiều bài như vậy.--Paris (thảo luận) 12:18, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Re: TorrentTôi chưa bao giờ mở lên BitTorrent nhưng có nhiều bạn bè quen với nó, cũng như Kazaa về trước. Tôi thích nhạc cổ điển và xưa đến nay sử dụng nhiều cái phần mềm nguồn mở, nên không cần torrent làm gì. Ở nước Mỹ, các ISP hay throttle kết nối để tránh bị người tải torrent tràn ngập, hoặc chặn BitTorrent hẳn, và họ đôi khi đóng tải khoản của những người lạm dụng nhiều nhất. Có lẽ ít người bị ngắt kết nối, vì các ISP muốn giữ khách; có nhiều ISP khác cạnh tranh. Tôi chưa nghe đến người nào bị phạt chỉ vì sử dụng BitTorrent, vì ở đây hệ thống đó không phải trái luật. Tuy nhiên: nếu người nào tải xuống phim hay nhạc dùng BitTorrent hay mạng nào khác, họ vẫn phải cẩn thận vì RIAA và MPAA có thể kiện mình nhiều tiền dễ sợ để làm gương. Dĩ nhiên tình trạng ở các nước kia khác với Mỹ. Ngày nay tên BitTorrent hình như đồng nghĩa với vi phạm bản quyền, nhưng mới đầu (lúc mà Kazaa vẫn phổ biến) cộng đồng nguồn mở, bao gồm Linux và Mozilla, cũng sử dụng nó rất nhiều để cung cấp phần mềm cho người không có kết nối cao tốc. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:11, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC) Chú thíchTheo tôi hiểu thì theo thông lệ quốc tế độ tin cậy của tài liệu tham khảo giá trị nằm ở tác giả là ai, (và cũng là để ghi nhận công sức tác giả) nên người ta thường đặt tên tác giả tại chú thích, chứ không đặt tên sách (tất nhiên là vẫn có ngoại lệ). Nếu một tác giả có nhiều đầu sách thì người ta đặt thêm năm, ví dụ Hilary Clinton, 1995, tr 235; Hilary Clinton, 1998, 546. Nếu hãn hữu lắm có người năng suất quá, một năm ra được mấy đầu sách thì mới phải dùng đến chước ghi cả tên sách, và giữ cả tên tác giả. Rotceh (thảo luận) 09:29, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Nên để lại cả hai (tác giả và tác phẩm) vì lẽ: Có tác giả ít nổi tiếng nhưng lại có những quyển sách được đánh giá cao; một phần có thê họ xuất thần cho ra tác phảm ấy, hoặc họ chỉ là chủ biên nhưng sách đuợc cả một tập thể tác giả cùng viết (trong đó có thể có tác giả nổi tiếng nhưng lại không đứng chủ biên) và được cả một hội đồng khoa học thẩm định. Còn tác giả nổi tiếng thì đương nhiên rồi. --Двина-C75MT 12:00, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Triều TiênTôi không biết tiếng Triều, nhưng căn cứ theo tiếng Anh, nếu ở en.wiki gọi Joseon Dynasty thì có thể dịch tương đương là nhà Triều Tiên. Ban đầu tôi cũng băn khoăn, nhưng nghĩ kỹ thì ko có vấn đề lớn. Tống, Minh, Kim... cũng là tên triều đại được gọi thành tên nước. Trong lịch sử là những nhà Tống, nhà Kim, nhà Liêu, nhà Minh nhưng trong quan hệ với các nước xung quanh ta vẫn thấy những "nước Tống", "nước Kim", "nước Liêu"... Tôi chưa có điều kiện lục lại sách LS Hàn Quốc từng đọc, nhưng cái tên Triều Tiên ngày nay có thể chỉ là lấy tên 1 triều đại cổ xưa làm tên nước mà thôi. Khó khăn cho chúng ta là ko biết tiếng bản địa để tìm đến gốc gác, tôi tạm hiểu như vậy. Gọi vương triều Triều Tiên thực ra cũng không sai vì ta vẫn nghe thấy những "vương triều Hán" = nhà Hán, "vương triều Tống" = nhà Tống, vương triều Trần = nhà Trần... Theo tôi nên lấy tên nào ngắn - tôi thì tôi dùng nhà, còn tên kia đổi hướng tới đó. Khái niệm "Vương quốc" nặng về lãnh thổ, có vẻ không tương đương với khái niệm "dòng họ, triều vua cai trị".--Trungda (thảo luận) 18:18, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
TổMà Khov có nghĩ Thế Tổ là vua khai quốc ko?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:37, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC) về GV thì đề nghị bạn hãy che hết wiki và tài liệu rồi bắt tiên sinh ấy đọc làu làu về Hán Vũ Đế, Thạch Lặc, Thạch Hổ, Thiên hoàng Đại Chính, v.v...; nội dung Kinh Thánh; các khái niệm khalip, sultan, emir, khedive, v.v...; các thành phố Hawaii, Kếp Tao xem sao?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:54, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC) Tổ, TôngTôi chỉ có thể nói với bạn... 3/4 sự thật thôi (nhưng vẫn là sự thật!:D) vì tôi không biết chữ Hán để dò đến gốc như bác Meotrangden và cũng không nhớ đã đọc điều tôi biết tại đâu. Tổ và Tông gần nghĩa nhau, như Đế; Tổ mang nghĩa khởi nghiệp (ko biết chữ Hán nên ko soi được ra 100% là vậy). Đúng là với nhiều triều đại thì "Tổ" là "đặc quyền" của ông khai quốc, nhưng một số ít hơn các triều đại lại có hơn 1 "Tổ". Lạm phát nhiều hơn cả hình như là nhà Nguyễn (3 Tổ liền nhau - dĩ nhiên ko tính các ông "truy tôn"). Nhà Minh có 2 Tổ nhưng Tổ thứ 2 lại sau 1 Đế (ko miếu hiệu). Tôi phỏng chừng rằng con cháu Chu Đệ muốn nói cha mình là người tái sinh nhà Minh lần thứ 2 (và ko đặt miếu hiệu cho Doãn Văn). Một lưu ý nữa là nhà Bắc Chu có Chu Vũ Đế là vua thứ 3 nhưng được tôn là Cao Tổ trong khi 2 vua đầu (bị quyền thần) chỉ là "Tông". Rõ ràng là ai xuất sắc (như cách chúng ta từng thảo luận, gọi là "xứng Đại Đế" của triều đại đó) thì được gọi Tổ. Song nói đi phải nói lại, đó là ý muốn của người kế tục (truy tôn, dâng miếu hiệu) chứ mấy ông "Tổ" đó có tự xưng như thế khi còn sống đâu? Chuyện thay "Đế" bằng "Tông" và "Tổ" (thụy bằng miếu) bắt đầu từ thời Đường. Không rõ có phải thời đó có Hiến pháp thay đổi cách gọi không (:D) mà tự dưng lại đổi như vậy, dù rằng trước đó các vua Hán, Tấn và Thập lục quốc cũng đã có miếu hiệu rồi nhưng không gọi mà chỉ gọi bằng thụy. Tôi nhận thấy rằng lý do có thể nằm ở độ dài. Trước thời Đường, các thụy hiệu thường ngắn (2-3 chữ) nên được ưu tiên gọi; đến thời Đường bắt đầu "quý hồ đa", "nhồi nhiều mỹ tự sợ thiếu", kiểu như Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang hiếu hoàng Đế (Lý Uyên đấy), cho nên mọi người phát ngán, gọi sang Tông và Tổ cho nhanh. Mà cũng lạ, sao miếu hiệu thì không có những "Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang... Tông" nhỉ? Tôi cũng chưa hiểu.--Trungda (thảo luận) 16:11, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Nhân xưngVề trường hợp Lê Bá Dương và theo quan điểm trung lập của Wikipedia tôi cho rằng bạn có lý. Tuy nhiên theo cá nhân tôi đại từ nhân xưng về nhân vật còn phụ thuộc văn cảnh. Bài Oyama Masutatsu tôi thực hiện ngày xưa, sử dụng đại từ nhân xưng tùy theo tuổi tác của nhân vật (cậu, chàng, ông), nhưng giả sử nàng Kiều trong Truyện Kiều, sẽ vẫn mãi mãi là "nàng" dù khi tái hồi Kim Trọng có khi đã đủ tuổi để gọi bằng "bà":D. Việt Hà (thảo luận) 15:41, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn Sholokhov bổ sung thêm đoạn tâm sự của Lê Bá Dương rất hợp với logic của nội dung phần "Nghĩa cử thả hoa". Việc đổi từ "anh" sang "ông" cá nhân tôi thì không thấy thú lắm:D, nhưng tôi không có ý kiến gì vì nó cũng phù hợp với Wikipedia và tuổi tác của nhân vật hiện thời, vả lại "ông" vẫn là đại từ rung tính nhất. Việt Hà (thảo luận) 11:35, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Kou-chan vs Kouta-kunKhông phải tên Nhật nào cũng có thể viết tắt tuy viết tắt là cách thức gọi thân mật (hoặc với dụng ý nghệ thuật khác ví dụ thể hiện cảm thức thẩm mĩ mà giới trẻ Nhật hiện nay gọi là "kawaii" chảng hạn). Nếu gặp -chan, -kun trong văn bản, cá nhân tôi sẽ luôn giữ nguyên mà không nhất thiết dịch ra. Cũng giống như nhà xuất bản tiếng Nhật có đuôi sha, Kodansha chẳng hạn, vẫn có thể là "Nhà xuất bản Kodansha". Việt Hà (thảo luận) 15:52, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
TầnĐây là 1 bước đệm giữa Chu và Hán. Không thấy nhắc tới hoàng hậu của Thủy Hoàng là ai, kể cả những sủng phi cũng không luôn. Sử ký chép Hồ Hợi chôn luôn các cung nhân của Thủy Hoàng vào mộ, nhưng cũng chỉ nói "các", không nêu số lượng và đặc biệt không thấy nhắc tên bất cứ ai là "đặc biệt" được quan tâm trong cung cấm. Phải chăng sau vụ giết Lao Ái và Lã Bất Vi, lại đày Triệu Cơ, trái tim ông này đã hóa đá và không còn thực sự yêu thương 1 người đàn bà nào nữa? Tôi đọc Sử ký xong cũng không thấy khớp tình tiết nào với việc 1 số người sau này nói ông này hoang dâm. Một tình tiết nữa là Thủy Hoàng là người của công việc, ham công tiếc việc, "1 ngày chưa đọc xong 1 thạch (10 đấu sách, làm = thẻ tre) công văn thì chưa ngủ". Bạo chúa mà được thế kể cũng là đáng trọng hơn nhiều minh quân sau này. Hay cũng phải chăng ko khoái sắc nữa mà quay sang du lịch 4 phương cho khuây khỏa đến nỗi chết giữa đường? Quay lại chuyện danh hiệu, con các ông này không phải hoàng tử mà lại vẫn gọi = công tử như các chư hầu thời Đông Chu. Bình thường, con thiên tử nhà Chu đã được gọi bằng "vương tử" rồi, còn con hoàng đế Chính lẽ ra đã phải là hoàng tử. Vậy mà con trưởng Phù Tô vẫn chỉ là "công tử", sao mà quá lạ lùng? Hạng Vũ thì không thấy nhắc con cái và Ngu Cơ cũng không có ngôi hậu, đến Lưu Bang mới bắt đầu thấy "ban bệ" đầy đủ như các triều đại sau này.--Trungda (thảo luận) 04:57, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC) Hình xe tăng húc đổ cổng dinh Độc LậpMình vừa bổ sung rồi. Hy vọng Ctmt không phản đối và Lưu Ly không "bắt giò". --Двина-C75MT 16:36, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)-- Hay lắm! Bạn quả là có kinh nghiẹm hơn mình rất nhiều. --Двина-C75MT 16:44, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)-- Các bộ trong triều đình phong kiếnNhân các bạn trao đổi về "The latter" và "Minister of Finance", tôi xin phép góp chuyện:
Ministry of FinanceKhông phải Bộ Hộ hay Bộ Công. Tôi xem sách của GS Cát Kiếm Hùng (TQ) thì chức Bộ trưởng Bộ này là Thượng thư Độ chi (Quản lý chi tiêu, được chú là "như Bộ trưởng Tài chính"). Chức Thượng thư Độ chi được nhắc đến thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều. Tôi đang "loanh quanh" trong khoảng 700 năm trước và sau công nguyên nên không rõ sau này còn chức đó trong triều đình TQ thời Tống trở đi hay không; còn ở VN từ nhà Lý không thấy nhắc tới chức này. Tôi cũng không rõ có Bộ Độ chi hay không. Tương tự, nghe nhắc đến chức Thiếu phủ là phụ trách thu thuế khóa trong nước (Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) nhưng tên cơ quan ông ta đứng đầu cụ thể là gì thì dường như mỗi thời gọi 1 cách. Cái này có lẽ lại phải chuyên gia chữ Hán tra cứu mới ra.--Trungda (thảo luận) 17:24, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Thư giãnTrên trang đó còn nhiều cái buồn cười lắm, từ từ mà đọc nhe.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 08:47, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
SultanCắt nghĩa theo cách xưng danh hiệu của các vua, thì vua 1 nước kiểu Trung Hoa có thể trải dài từ "đế" qua "vương" - "công" - "hầu" - "bá" - "tử" tới "nam", thậm chí "quân". Không tùy thuộc vào quy mô mà phần nhiều do ý chí của vị vua đó. Viên Thuật đất nhỏ 2 quận như 1 tước bá hoặc hầu thời Chu, nhưng xưng đế vì khát làm Đế quá. Đó là tiếp theo ý kiến của Shlokhov: Sultan không ánh xạ 100% với Vương hay Đế. Cắt nghĩa theo khái niệm tương đương: thì Khalip giống Đế, êmia giống chư hầu (từ "nam" tới "công" tùy nước nhỏ hay lớn). Cho nên có thể coi "êmia của các êmia" (amîr al-umarâ’) là bá chủ chư hầu như Ngũ Bá. Không thèm làm êmia cũng không muốn tranh khalip, thêm nữa sau này có người với danh hiệu sultan làm cái việc quyền thần như chúa Trịnh hay Tào Tháo lấn át hoàng đế (khalip), thì có thể coi ngang với “vương”. Dường như sultan bản chất giống amîr al-umarâ’, nhưng về cái tên thì nghe “sang” hơn => 1 danh hiệu mới ra đời. Cần lưu ý rằng chức vị này ra đời trong thời kỳ chuyển tiếp, với hoàn cảnh vốn chỉ có các danh hiệu khalip và emia, đại emia tồn tại. Do đó cắt nghĩa “vương” có thể coi là tương đương; mà cắt nghĩa “bá vương” (bảo rằng giống như Hạng Vũ) cũng không sai, vì Hạng Vũ xưng hiệu trong bối cảnh hết Chu đầu Tần: phổ biến tước vương tới ít nhất 7 nước rồi, mà Hạng Vũ thì ko muốn mang tiếng tranh Đế với Mễ Tâm. Thú thực, tôi định viết mấy đoạn trên đây vào chỗ bạn mời, nhưng tôi viết đến đây và lật xem bài khalip thì thấy nội dung na ná những gì mình hiểu nên chỉ trao đổi riêng mấy điều đó với bạn. Tôi cho rằng cứ dùng phiên âm khalip và sultan, đây là 2 khái niệm bên nước Hồi giáo, có thể chú thêm sultan tương đương "Vương" còn khalip tương đương đế. Người nào cần tìm hiểu sâu hơn sẽ bấm vào từng mục từ để phân biệt rõ sultan giống/ khác vương ở phương Đông và King ở phương Tây ra sao. Tôi từng thấy có sách dịch hẳn chức tướng lĩnh ở nước Nga cổ đại là "Lạc Hầu" - theo tôi hơi ẩu (người Nga mà gọi Lạc nghe rất chối), lẽ ra chỉ dùng từ chung chung "tướng" hoặc phiên âm và giải thích thêm là "tương đương Lạc hầu ở nước Văn Lang cổ".--Trungda (thảo luận) 17:12, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Có êmia nữa chắc đủ bộ để người đọc hiểu trọn vẹn hơn về danh hiệu vua chúa các nước Hồi giáo. Tôi nghĩ một số sách VN không nêu thấu đáo điều này và những chỗ như thế này chính là cái ưu việt hơn của wiki.--Trungda (thảo luận) 17:39, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Nhưng phải công nhận rằng: chính các vua phương Đông ít lệ thuộc tôn giáo nhất. Các chức danh "hệ Khalip" hay "hệ Emperor" đều có liên quan tới tôn giáo, còn "hệ đế vương" thì tuyệt nhiên không. Một ông vua trọng 1 tôn giáo nào đó, đến ông sau không theo nữa thì thôi.--Trungda (thảo luận) 18:01, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Câu và CấuTôi không rõ tên nào thông dụng hơn. Nhưng ở wikipedia tiếng Việt đang đặt tên là Cao Cấu Ly cơ mà. --Khốttabít (thảo luận) 18:09, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Trong các từ điển Hán Việt thường có cả 3 âm: câu (tương ứng với gōu), cấu (tương ứng với gòu), và cú (tương ứng với jù). Muốn biết là Cao Cấu Ly, Cao Câu Ly hay Cao Cú Ly thì phải xem người Trung Quốc đọc như thế nào, hoặc tra từ điển Trung Quốc xem họ phiên hay chú âm thế nào. Tôi cũng đã từng đọc thấy có sách phiên là Cao Cú Ly, nhưng không rõ âm nào chuẩn nhất. Tương tự như vậy, 嘉峪關 được người Trung Quốc đọc và phiên là Jiāyùguān, cho nên phải là Gia Dụ Quan. Chữ 峪 có 2 âm: yù và gù (âm cũ) nên các cụ xưa không biết bên Trung Quốc họ dùng âm nào, vậy là có sách phiên là Gia Cốc Quan. Hay ông Tăng Âm Quyền chứ không phải Tăng Ấm Quyền (hay thậm chí Tằng Ấm Quyền) vì ta biết có pinyin là Zēng Yīnquán (xem Thảo luận:Tăng Âm Quyền).--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:52, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Tôi vừa soát một lượt các bài liên quan đến Cao Câu Ly thì phát hiện ra có nhiều kinh hoàng cách gọi nước này. Tên phiên âm Hán Việt loạn lên đã đành. Tên phiên âm Latinh cũng loạn luôn.--Khốttabít (thảo luận) 12:58, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC) Re 桜Đây là chữ Nhật dạng kanji, không phải chữ Hán. Khẳng định không phải chữ Hán, vì tra google chỉ thấy xuất hiện trong tiếng Nhật: http://www.google.com/search?hl=en&rls=com.microsoft:en-US&rlz=1I7GGLL_vi&q=%E6%A1%9C&start=0&sa=N. Nó được giản lược theo kiểu Nhật, mà chữ Hán gốc là 櫻, bộ mộc, âm HV là anh, trong cụm từ chỉ hoa anh đào (http://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%A8%B1%E8%8A%B1; http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_anh_%C4%91%C3%A0o). --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 12:02, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC) Quốc ca Liên Xô 1977Bản dịch tiếng Anh (từ tiếng Nga) chắc là bản được dùng để dịch ra bản tiếng Việt, còn nếu dịch Nga-Việt, se xcó một số chỗ khác. Tạm thời tôi thấy cả hai bản đều có mấy chỗ chưa chuẩn lắm như sau:
Anti-commnunismĐang có một xu hướng bôi nhọ Hồ Chí Minh trên các phwong tiện thông tin. điển hình là hai cái này:
Vừa rồi, có một thành viên dã đưa tiểu thuyết này và mục "Văn thơ" trong bài Hồ Chí Minh. Tôi đang xem dư luận phản ứng kiểu gì. Rất có thể sau đây, các Anti-communist sẽ đưa thêm mục "Điện ảnh", "Sân khấu" gì gì đó. Bạn nên nhớ giùm tôi rằng, trước hết, chống đám Anti-communist này là để bảo vệ cho vi.wiki khỏi bị rơi vào trường hợp của "Yahoo blog 360 độ" trước đây chứ không phải không trung lập hoặc vì lợi ích của riêng một ai. --Двина-C75MT 08:04, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Tiện đây, xin thông báo cho Sholokhov biết rằng người Nga đã cấm cửa các thành viên từ vi.wiki sang sửa vào các bài về chiến tranh thế giới thứ hai của họ cho đến hết năm 2013. Người Anh cũng làm như vậy tại các bài này cho đến hết tháng 12 năm 2009. Còn người Đức thì đã rút sao bài "Zweiter Weltkrieg" của họ. Theo một số thảo luận mà tôi đọc được trong các bài này, phần lớn họ (trong đó có cả người Đức) chỉ trích rất dữ cách viết của các thành viên vi.wiki tại bài Chiến tranh thế giới thứ hai của vi.wiki. Ý kiến chung của họ là có nhiều đoạn, các thành viên vi.wiki xuyên tạc lịch sử một cách "vô liêm sỉ" (cách dùng từ của người Nga, tôi tạm hiểu theo cách VN). --Двина-C75MT 08:15, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Động cơ của StalinCó gì đâu, tôi đã nêu trong thảo luận rồi đấy. Nhiều thành viên không chỉ tham gia wikipedia mà họ còn có chỗ trên cả mấy tờ web BBC, RFI, và mấy tờ web nữa kia. Nghĩa là khi lúc nào ở vi.wikipedia hay ở Việt Nam có gì "hot" là họ xúm vào ngay. Bài này đăng ở BBC có chủ đích của nó là kỷ niệm 70 năm ngày bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai (1/9/1939 - 1/9/2009). Nhưng tổng quát về cuộc chiến tranh đâu chẳng thấy, chỉ thấy "kích đểu". Ai bảo rằng BBC trung lập? Chiến tranh thông tin mà lại. Giờ thì Khov đã hiểu Huy Phúc nói wiki là cỗ máy tẩy não là như thế nào chưa. Mà chẳng riêng wiki, tất cả các phương tiện thông tin đều có thể trở thành "cỗ máy tẩy não" trong thời đại ngày nay. --Двина-C75MT 07:53, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- BBCCái đó dễ hiểu. Nếu bạn đã nghe và đọc BBC dưới nhãn quan của một người không nghiên cứu thì chắc chắn đến 99% là bạn sẽ cảm thấy nó trung lập (vì không tung hô hay hạ bệ ai cả). Hơn nữa, họ dùng phương pháp "giả arcademi" để thuyết phục thính/độc giả. (Mình có may mắn được nghe BBC từ năm 1970; nghe trộm thôi; thời đó, Công an mà biết thì chết đòn). Nhưng đối với những người đã tiếp cận những thông tin sâu sắc hơn, đầy đủ hơn như bạn thì sẽ bóc ngay đuợc cái vỏ "trung lập" giả tạo của họ. Tuy nhiên, BBC chắc chắn không hướng tới các thính/độc giả như bạn. Họ hướng tới những người cả tin, tin vì thiên kiến, tin vì bất mãn hơn là hướng tới các arcademist như bạn. --Двина-C75MT 08:17, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Tôi vừa phát hiện ra một điều: Có thể họ làm như vậy đối với ta là vì trong bài Chiến tranh thế giới thứ hai của vi.wiki không hề có một dòng nào nhắc đến cuộc Chiến tranh Xô-Đức, đường dẫn đến bài này cũng không có, trong khi lại có đến hai đường dẫn đến hai bài về Liên Xô xâm lược Ba Lan. Tôi nghĩ họ tức giận cũng có lý và phải sửa lại một đường dẫn đến Chiến tranh Xô-Đức. Bạn thấy cái lập luận của Cao Xuân Kiên nguy hiểm đến mức nào chưa --Двина-C75MT 08:28, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Cám ơn đã hỏi thămTôi vẫn khỏe. Cám ơn! ^_^ Chả là đang bận học và viết văn quá nên chưa thể làm gì. Nghiêu ThuấnĐó là phỏng đoán của tôi về việc này, mà thời Nghiêu Thuấn vẫn là thị tộc thôi. Nhưng cũng khó xảy ra vì mấy thế hệ đó cách nhau tới vài trăm năm.--Trungda (thảo luận) 02:47, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC) Lý Nghĩa MẫnBên en.wiki chỉ thấy nói là nô lệ, ko thấy nói tàn bạo. Mà nô lệ đã sai. Thứ nữa bên tiếng Việt có trích theo bài báo Tuổi trẻ về "cháu 6 đời Lý Dương Côn - theo gia phả...". Cái gia phả Á Đông xưa nay vẫn có chuyện. Trong chưa đầy 50 năm mà có tới cháu 6 đời thì quá vô lý. Hoặc giả, tôi đặt giả thiết (lại cũng chưa có bác sử gia nào lên tiếng) rằng "6 đời" là sự luân phiên kế tục tập ấm dòng họ kiểu anh chết em thay, thậm chí cháu chết chú thay thành ra 6 lượt (như kiểu 6 đời vua nhưng chỉ có 2-3 thế hệ), còn Mẫn chỉ là cháu khoảng 3 đời của Côn.--Trungda (thảo luận) 04:12, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Giao thươngNếu đủ thông tin thì tôi nghĩ nên làm, chỉ sợ không phải thời nào cũng đủ tin như vậy. Trước mắt có thể làm với thương mại Đàng Ngoài, Đàng Trong hoặc thời Mạc, còn trước đó đối tác chỉ có mỗi người đại láng giềng nên lập ra vô ích:D--Trungda (thảo luận) 12:06, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Sử TàuTôi đã gặp 1 trường hợp tương tự, tâm sự cùng bạn luôn: Cách đây chừng 6 năm, dạo sách cổ sử Tàu do các nhà biên tập hiện đại tổng hợp lại được dịch và xuất bản ở VN bắt đầu phổ biến, tôi bắt đầu để ý. Nhưng xem trong dòng sách này, phải xem kỹ mới mua hoặc dùng, vì có những tình tiết rất khó chấp nhận. Ví dụ trường hợp 1 quyển về các vị hoàng đế Tàu của NXB Văn hóa TT hẳn hoi, nhưng có đoạn trong bài về Hãn Mông Kha, đại khái thế này:
BẠn có chấp nhận được đoạn trên không? Tôi không hiểu vì sao dịch giả Vũ An Chương có thể dịch nguyên 1 câu như thế mà cho xuất bản, không những sai kiến thức (Ngột Lương Hợp Thai bị tống cổ về Vân Nam chứ nhà Trần đâu có để quân Mông đánh chiếm?) mà còn trầm trọng về chính trị. Nhưng tôi đoán biết, ông tác giả hiện đại cũng chỉ viết theo Sử phương bắc và dịch giả An Chương cũng chỉ biết dịch nguyên văn ra chứ không biết chế biến đi 1 chữ nào. Thực ra, có thể nhà Nguyên căn cứ vào việc "nộp cống xưng thần" của nhà Trần mà viết "quốc vương An Nam đầu hàng" cho có danh dự "thiên triều" mà thôi, và tất cả dừng lại ở đó. Vấn đề là ông tác giả hiện đại ko rõ vô tình hay cố ý thêm mấy chữ "tạo thế vây Nam Tống" thì sai toét, vì quân Mông chạy thục mạng về Vân Nam rồi, làm sao lấy An Nam làm chỗ mở mặt trận thứ 2 để đánh Tống nữa? Bạn thấy không, cũng là sách tử tế, nguồn uy tín đó bạn, và tôi đồ rằng bên en.wiki họ cũng lập luận kiểu này. Cho nên tôi đọc rất nhiều sách nhưng chỉ dùng những gì tin được và tại sao tôi có nhiều sách nhưng "dự án sử Tàu" không triển khai nhanh như ý định ban đầu. Và chắc bạn cũng dễ dàng liên hệ với các trường hợp tương tự kiểu như nguồn tin được xem là "đủ uy tín" như BBC, nhưng cứ tin theo mà dùng hoặc tin theo mà tư duy theo đó là đi hàng ngàn dặm chứ không phải chỉ 1 dặm:D--Trungda (thảo luận) 17:35, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Hoàng tộc"Trùm" nhất là chúa Nguyễn Phúc Chu như bạn nói, và vua Minh Mạng.--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:25, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhiều con cháu được xem là cách để duy trì sự vững mạnh của dòng họ. Tôi xem trong Đông Chu liệt quốc (có hư cấu nhưng những thứ khuôn phép lễ giáo chắc ko bịa) thì con vợ lớn nhưng nhỏ tuổi coi con vợ thứ nhưng lớn là "thứ huynh". Hiển nhiên mấy ông "thứ huynh" phải xếp sau ông em con vợ cả trong thừa kế ngôi vị - về lý thuyết là vậy, còn phụ thuộc vào người cha quyết định nữa. Viên Thiệu với Viên Thuật cũng vậy, Thiệu lớn nhưng là con a hoàn, Thuật nhỏ nhưng là con vợ chính, nên Thuật khinh Thiệu. Vua lấy vợ nhiều tuổi hơn thì cũng là bình thường. Kể thêm có Đường Thái Tông và Tiêu hậu - vợ cũ của Dạng Đế, Minh Hiến Tông và Vạn Trinh Nhi... họ đều hơn nhau > 10 năm. Có nhiều lý do khiến những người phụ nữ này có sức hút với nhà vua. Phương Đông nhiều vợ nhiều con và chết sớm khá phổ biến. Kỷ lục hơn ông vua bạn nói có Tề Cao Đế Tiêu Đạo Thành chỉ hơn Tề Vũ Đế Tiêu Trách 13 tuổi. Mà lưu ý rằng ông Thành sinh Trách khi còn là dân thường, chưa có ngôi cao chức trọng.--Trungda (thảo luận) 16:43, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC) Giống y hệt Đài nhân: IP này khen Phong trào Cần Vương các cụ Phan Bội Châu, chống Pháp,... song lại chống Cộng. Mà này, Huy Phúc là ai vậy? phúc Du?--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:45, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC) Sĩ hoạnTôi không rõ nguyên văn tiếng Hán thế nào. Sĩ hoạn có bao gồm sĩ (phu) và hoạn (quan) không hay chỉ là 1 từ chỉ tầng lớp trí thức? Bên VN ít thấy mâu thuẫn cao đến như kiểu Hà Tiến - Trương Nhượng bên Tàu và cũng ít thấy hoạn quan VN gây hại. Ngược lại những hoạn quan VN như Lý Thường Kiệt, Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Bỉnh Di, Dương Chấp Nhất, Lê Văn Duyệt đều là năng thần. Dường như hoạn quan VN rất "biết đạo". Từ xa xưa ở TQ hình thành lực lượng sĩ tộc. Bạn có thể xem bài nhà Tấn có 1 phần sĩ tộc để rõ hơn. Khi có điều kiện tôi sẽ viết bài riêng về sĩ tộc thời Lưỡng Tấn.--Trungda (thảo luận) 15:04, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Văn hóa HánTây Cống vẫn chưa chịu. Thành viên này có lẽ có liên hệ với thành viên Tranxuanphat, người cứ nằng nặc đòi thêm đoạn Hán tự (nguyên tự + giải nghĩa) vào tên quốc hiệu "Việt Nam" và nhiều bài khác. Trong khi dó tiếng Hoa thì chỉ có không quá 5% cộng đồng người Việt (kể cả ở Việt Nam và hải ngoại) dùng. Mình vừa có thêm ý kiến với mấy anh sùng Hán này. --Двина-C75MT 06:36, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Ngoài ra, gọi là "khu vục văn hóa Hán" cũng sai, ở đây, người ta chỉ chịu "ảnh huởng" (tác động, tiếp biến) chứ không phải sao chép, không theo khuôn mẫu Văn hóa Hán. Nhưng hình như các vị ấy vẫn chưa hiểu: "khu vực ảnh hưởng" làn thế nào. --Двина-C75MT 06:39, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Chính xác. Vấn đề nằm ở chỗ đến thế kỷ thứ 19, VN ta vẫn còn dùng chữ Hán trong giao dịch. Ngay như Hiệp ước Pháp Thanh về biên giới thì bản được tống đạt cho triều đình nhà Nguyễn vẫn là bản chữ Hán. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở thời gian, mà là ở chỗ này: Đúng, tôi có chịu ảnh hưởng của anh, nhung tôi không sao chép của anh. Tôi cũng từ ngữ của anh (có thể cải biên đôi chút => chữ nôm) nhưng phát âm khác và cách giải nghĩa là của tôi. Vì vậy, gọi "Khu vực văn hóa chữ Hán" là hoàn toàn sai; gọi là "Khu vực văn hóa Hán" lại càng sai nốt. Đây đúng ra chỉ là: "Khu vực ảnh huởng văn hóa Trung Hoa". Thế thôi. --Двина-C75MT 07:11, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên.: Policy for Han-Nom charactersPlease note that the major precondition of the 4 cases I mentioned is "In historical case". So I think your opinion is right. Maybe we don't have to annotate Chu-Han after words like "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". But there's one thing I hope to make clear, is there any law in Vietnam clearly prescribe that Chu-Han and Chu-Nom are abolished? If not, maybe we need to reconsider the Han-Nom annotation after Chu-Quoc-ngu.--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 17:04, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên. Could you please list the scholars names and their original texts? Moreover, Thành viên:Khốttabít has already provided us some references about the term "Khu vực văn hóa chữ Hán", please take a look at here: And the followings are some documents contained the phrase "Khu vực văn hóa chữ Hán"
Rgds.--Khốttabít (thảo luận) 14:28, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC) --서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 07:13, ngày 14 tháng 11 năm 2009 (UTC) Mình đã giải đáp cho Tây bằng hai điều luật tại trang thảo luận của bài khu vực văn hoá chữ Hán. --Двина-C75MT 13:53, ngày 14 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Trước thời Hán, rất ít thấy sử ghi các cuộc điều tra dân số vì từng nước chư hầu không phản ảnh điều này. Tôi đã có tài liệu của các chuyên gia hiện đại phản ánh về thiệt hại các trận đánh giữa thất hùng thời Chiến Quốc, có thời gian sẽ bổ sung cho bài đó. Với quân số gần 50 vạn thì dân số chắc không thể dưới 1,5 triệu trở lên.--Trungda (thảo luận) 07:08, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Racism
Liên Xô kiểu mớiBên ru wiki (liên kết từ en wiki sang) chỉ có bài tên là Союзное государство России и Белоруссии, nghĩa là Lien minh nhà nước Nga và Belorussia thôi. Hai nước vẫn có quốc kỳ riêng, quốc huy riêng, chưa hề có quốc kỳ chung, quốc huy chung. Do đó không thể dịch là "Nhà nước liên bang" như United Stade của nguời Anh và người Mỹ được. Mình đã đọc qua bản en thấy xen lẫn các tài liệu thấy có rất nhiều trang web tự tạo, rất nhiều khả năng là tài liệu ngụy tạo. Mấy cái ảnh về cờ và quốc huy bên en cũng là đồ giả. Qua đây cho thấy, phương Tây vẫn không ngừng bịa đặt về Liên Xô trước đây và nước Nga cũng như các đồng minh của họ hiện nay. --Двина-C75MT 08:57, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Bên ru họ viết rằng đây chỉ là liên minh giữa hai nhà nước Nga và Belorussia đuợc thiết lập từ thời Elsin thôi, cũng có ủy ban làm việc chung nhưng mọi quyét định vẫn phải đựoc cả hai quốc hội (Quốc hội Belorussia và Duma Nga phê chuẩn, hai nước vẫn có đồng tiền riêng, quân đội riêng, ngoại giao riêng. Vè sau (từ 1995 trở đi) cơ cấu này được mở rộng thành "Cộng đồng các quốc gia độc lập" chứ không phải Nhà nước Liên bang như ben en và fr dịch (tiếng Nga: Союз có thể dịch là liên kết, liên hợp, liên hiệp, cũng có thể dịch là cộng đồng. Còn Liên bang thì phải là Федерация kia) --Двина-C75MT 09:23, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
P/s Chính IP 222.252.188.77 này viết bài Bức thư của những người Cô Dắc vùng Zaporozhsi gửi vua Thổ Nhĩ Kỳ đấy Đó là tên ban đầu, sau đó chuyển hướng đến Bức thư của những Zaporozhsi gửi vua Thổ Nhĩ Kỳ. --Двина-C75MT 12:08, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Cái cờ và quốc huy này chắc chắn là xạo vì cả hai nước Nga và Belorussia chưa bao giờ công bố nó. Thứ nữa, đến nay, hai nhà cầm quyền của hai nước này không thấy nhắc lại dự án đó. Họ vẫn chỉ là hai quốc gia độc lập có liên minh với nhau chứ không phải tồn tại dưới một nhà nước chung. --Двина-C75MT 13:03, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Ông này vừa "bốc hoả" vì Ti đổi tên bài của ông ta. Mình cũng chẳng chấp. Để thì giờ làm việc khác có ích hơn. --Двина-C75MT 15:16, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Tên người theo nước. Cái này họ cũng làm như tiếng Anh hay tiếng Pháp nhưng thêm một thứ gọi là "cách" để chỉ ngữ cảnh, nghĩa là vị thế của từ đó trong câu (ở vị trí trạng từ, phó từ, ở thế bị động hay chủ động), do đó cái đuôi của nó rất hay bị nhầm (ví dụ, cách 6 có đến 4 đuôi: om, em, ov, ev). Về tiếng Nga, việc sử dụng cách là rắc rối nhất nên mình cũng dốt nhất. Cái này, mình đã thừa nhận trong thảo luận với Yursky rồi. --Двина-C75MT 02:22, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Re: some questionsHoa Kỳ không có "kỳ thi vào đại học". Các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển sinh viên dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học, điểm các bài thi chuẩn hóa (standardized tests, ví dụ: en:SAT; học sinh tự thu xếp lấy test, do các công ty giáo dục tổ chức suốt năm), bài luận (essay), hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng, và phát triển kỹ năng lãnh đạo v.v... Chuyện sách giáo khoa ở bậc trung học thì tôi không rành lắm. Nhưng có vẻ là như thế này: Chương trình học (curriculum) thì mỗi trường, mỗi học khu (school district), mỗi tiểu bang... có thể có quy định khác nhau. Giáo viên tùy vào yêu cầu của chương trình mà chọn sách. Sách thường do các tác giả độc lập viết, các công ty xuất bản... chứ không biên soạn theo kiểu như ở VN mình. (Lúc nào làm bài Giáo dục Hoa Kỳ tôi sẽ kiểm tra lại những thông tin này và đưa vào bài). Zaahuu (thảo luận) 07:22, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC) Hầu hết các standardized tests (như SAT, TOEFL, TOEIC, GRE v.v..) do en:Educational Testing Service (ETS) tổ chức, đây là một tổ chức tư nhân, phi vụ lợi. ETS có nhiều trung tâm và cơ sở được ủy quyền (thường đặt trong các university, college,...) khắp Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Zaahuu (thảo luận) 07:37, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Một KV chọi 1 sư đoànMình thấy đã thấy ngờ ngợ ngay từ khi Khov báo tin đầu tiên về trận này, quả nhiên không sai. Khi mình tra lại sách "Nhũng người Xô Xiết chúng tôi" của nhà văn, nhà báo Boris Polevoi xuất bản từ năm 1956 thì có chuyện này thật, các bản in tái bản sau đó, người ta đã cắt bỏ (mà cũng có thể chính Polevoi cắt) vì vô lý quá. Khov đừng đưa sự kiện này vào Trận Reisainyai nhé, kẻo xí hổ lắm. --Двина-C75MT 05:16, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)-- Kể từ khi Pyotr đại đế qua đời, triều đình Nga rơi vào khủng hoảng lãnh đạo. Mặc dù các đại quý tộc Nga có tinh thần dân tộc rất cao nhưng các nước phong kiến phương Tây vẫn thao túng được triều đình Nga. Có tài liệu lịch sử cho rằng Pevel 1 đã bỏ mặc bà Ekaterina II bị ốm đến chết, Sau đó chính ông ta cũng bị ám sát. Tóm lại, các cuộc ""đảo chính trong cung" rốt cuộc đã làm suy yếu nước Nga. Kể cả Alexandr I cũng bị hoàng đế Áo Hapsburg và hoàng đế Phổ Fridrich đệ nhị chi phối, còn một loạt các tướng tá Phổ và Áo bất tài trong bộ tham mưu của Barklay do Toly nữa. Đầu năm 1913, sau khi được tặng huân chưong chữ thập Georghi và bị cách chức vì phản đối việc đưa quân đội Nga vượt biên giới, có dư luận cho rằng Kutuzov bị ám sát nhưng đến nay, chưa có bằng chứng xác thực kết luận việc này. Người ta vẫn cho rằng ông chết vì già. Còn đám tướng tá Áo Phổ thì vui mừng trong bụng vì đã loại được một đối thủ nặng ký. Tuy nhiên, có lẽ vì nghĩ lại lời khuyên của Kutuzov mà năm 1815, Alexandr I đã không đưa quân Nga tham gia trận Waterlo. --Двина-C75MT 07:07, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Nam Tư và Hungary
Re: Sylvia LimNếu tôi nhớ không nhầm thì người Singapore, Hồng Kông, và Đài Loan có các tên Tây phương viết tên đó trước: cho nên tên bà sẽ là Sylvia Lim Swee Lian, nhưng trong tiếng Việt nên ưu tiên tên Hán. NHD (thảo luận) 06:17, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Cái này thì liên quan đến việc dịch tên riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. "High School" là "Trường Trung học". Zaahuu (thảo luận) 17:19, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC) Trung-Mỹ bắt tayĐúng là như thế, cái này mình đã đề cập đến trong bài Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, đỉnh điểm là thỏa thuận ngầm kèm theo Tuyên bố chung Thượng Hải tháng 2 năm 1972. Cái này gợi cho mình nhớ đến số phận của Ba Lan trong Hiệp ước Xô-Đức, của Tiệp Khắc trong Hiệp ước Munchen--Двина-C75MT 12:09, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
Bài Thiên hoàng Minh Trị bạn viết tốt: có "khen", có "chê", tôi luôn nghiêng về "khen" nhưng vẫn thích đọc bài. Cố gắng viết giống thế!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 14:05, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Cảm ơn bạn, mình cứ đang "âm thầm" làm thôi. Sẽ có đủ mà không cần tuyên bố trước làm gì. --Двина-C75MT 09:01, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)-- RostovỞ Việt Nam có hai loại sách tiếng Việt dùng khác nhau. Sách tiếng Việt do Liên Xô cũ xuất bản thường dùng: "Rôxtốp trên sông Đông". Sách Việt thuần chỉ thường dùng "Rôxtốp" hoặc "Rostov". --Двина-C75MT 08:34, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)--
Được thế thì còn gì bằng:D. --Двина-C75MT 09:50, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)-- Tiếng NgaThực ra thì tiếng Nga cùng với nhiều thứ tiếng Slave khác có cơ sở từ tiếng Hy Lạp cổ, pha trộn ngôn ngữ bản địa, một số yếu tố của ngôn ngữ Bắc Âu (Viking), ngôn ngữ latin, ngôn ngữ Batư. Bài viết này chỉ nói đến việc các dân tộc thuộc Liên Xô trước đây muốn phục hồi lại bản sắc dân tộc của mình và sự e dè đối với tiếng Nga chứ không phản ánh tâm lý sợ Nga (Vì nếu sợ Nga, có thể họ phải dùng tiếng Nga. "Sợ" mà). Cái mà họ không ưa chính là sự áp đặt văn hóa thời Xô Viết mà đã có lần mình trao đổi với Khov. Tất nhiên, đây chỉ là một phản ứng ngược chiều thái quá. Dù sao thì với tư cách là một cường quốc, tiếng Nga vẫn cần đuợc học tập để giao tiếp với họ và nghiên cứu các tài liệu của họ. --Двина-C75MT 02:00, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)-- Năm CamChính xác là như vậy, có đến hơn 50 cán bộ, chiến sĩ CATPHCM (kể cả 2 trong số 4 Phó giám đốc và cựu Giám đốc Bùi Quốc Huy) đã bị Năm Cam và tay chân "mua" ở các mức độ khác nhau. Nếu để CA TPHCM biết thì Năm Cam "sổng" mất. --Двина-C75MT 06:08, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)-- Quân chủ lập hiến
Đúng vậy đấy! Mà có vẻ quốc vương Rama IX rất được nhân dân Thái Lan tôn trọng về mặt tinh thần, phải ko nhỉ? Nhưng dù sao thì Thiên Hoàng trước năm 1947 cũng có quyền lớn hơn Sultan vào giai đoạn Ba vị Pasha. Lúc đó Sultan đúng là 1 figurehead, còn cái thời absolute monarchy của đế quốc Ottoman kết thúc. Nhưng nạn để ý nhé, năm 1914 Sultan ko đồng ý liên minh với Đức, nhưng chính ông lại là người kêu gọi Thánh chiến đấy!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 05:49, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC) Hán-văn vs Hoa-ngữTheo tôi biết thì trước năm 1975 trong Nam người Việt không ai gọi tiếng Tàu là Trung-văn cả. Nếu học cổ-văn thì là học chữ Hán hay Hán-văn, Hán-ngữ. Ban D trung-học đệ-nhị cấp là học Hán-văn. Còn học tiếng Hoa thì là Hoa-ngữ, tức là một ngoại-ngữ chứ không đồng-nghĩa với Hán-văn. Danh-từ "Trung-văn" có lẽ do người Trung-hoa ngày nay muốn dùng thay thế "Hán-văn" vì nó xóa bỏ ý-niệm chủng-tộc; đúng ra Trung-hoa có bốn giống dân chính: Hán, Mông, Hồi, Tạng. Danh-từ Hán-ngữ ắt gây cảm-tưởng nó riêng của người Hán trong khi "Trung-văn" cho họ cơ-hội thống-nhất các dân-tộc lại một mối. Trở lại vấn-đề thời VNCH tôi không có số-liệu nhưng có lẽ người Việt không mấy người học tiếng Hoa (trừ phi nhu-cầu buôn bán) cho dù có một số học chữ Hán. Trường-hợp này giống như các sĩ-tử nước ta ngày xưa viết chữ Hán thì được nhưng không nói được và cũng không đọc báo của họ được vì ngữ-pháp cổ-văn không giống như kim-văn tiếng Tàu nên không thể hiểu được. Ngay cả người Tàu nếu không học cổ-văn cũng không thể đọc các thư-tịch cũ của chính họ được. Duyệt-phố (thảo luận) 07:48, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC) 宋慶宋慶 nên dịch thành Tống Khánh (nghĩa chủ đạo) thay vì Tống Khương. Meotrangden (thảo luận) 12:21, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Đương nhiên các vua chúa rất sợ dân chúng "hoài cổ" sẽ quên ai đang cai trị. Vấn đề tôn Quang Trung hạ Nguyễn Ánh bạn có thể xem Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu viết năm 1906.--Trungda (thảo luận) 02:02, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (UTC) Russia, Rus, NgaРусь (Rus): Có nguồn gốc từ Ros (tiếng Thụy Điển) hay Ρως (tiếng Hy Lạp) để chỉ một bộ lạc người Varyak (Βάραγγοι, Vaeringjar), tức nhánh Đông Slav. Ở Tây Âu tên gọi Russia có từ thế kỷ 11, do người ta đã dùng tên gọi này để chỉ công tước của người Rus. Đầu thế kỷ 12 trong các văn kiện của Giáo hoàng đã xuất hiện tên gọi Russia. Rus tên Trung văn 羅斯/罗斯, phiên âm Hán Việt là La Tư. Tên dân tộc/ngôn ngữ Nga hiện nay là Русский. Ở đế quốc Byzantin, bắt nguồn từ Ρως (Ros) --> tên gọi "Rosia" (Ρωσία) lần đầu tiên được Constantine VII (905-959, hoàng đế Byzantin) sử dụng vào khoảng giữa thế kỷ 10. Từ Россия là Rosia mà ra và nó là tên gọi chính thức được áp dụng khi Pyotr I lên ngôi hoàng đế năm 1721. Nga La Tư là phiên dịch từ Россия qua tiếng Mông Cổ (OROS) sang tiếng Trung, xem Nga La Tư trên baike.baidu.com, do tiếng Mông Cổ ít có từ nào bắt đầu với phụ âm R, do đó phải mượn nguyên âm O thêm vào. Nguyên âm O đọc trong tiếng Mông Cổ/Hán gần giống é --> tiếng Trung: 俄 (bính âm: é) --> Hán Việt: Nga. Meotrangden (thảo luận) 04:57, ngày 15 tháng 3 năm 2010 (UTC) Hội xãChính xác. Hội xã hay kaisha là công ty. --Ashitagaarusa (thảo luận) 04:31, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC) Re: Joseph CaoCái này thì nên xét trên các nguồn tiếng Việt dùng tên nào phổ biến hơn và ông dùng tên nào khi nói chuyện bằng tiếng Việt. Nhìn lướt qua Google thì thấy tên "Cao Quang Ánh" phổ biến hơn nhiều, nhưng website tiếng Việt của ông dùng tên "Joseph Cao Quang Ánh". Tôi ủng hộ dùng tên "Joseph Cao" hay "Cao Quang Ánh", chứ tên "Joseph Cao Quang Ánh" rườm rà, và chỉ nên dùng tên thánh cho những giới chức công giáo. NHD (thảo luận) 18:19, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC) Поющие гитарыHình này mang giấy phép của hình không tự do được sử dụng hợp lý trong bài Поющие гитары (Ban Nhạc Ghitar). Đây là ban nhạc VIA của vùng Donbass. Mình thích nhạc POP của Liên Xô (cũ) và Đông Âu (cũ) hơn vì nó mềm mại và phần nhiều phản ánh khát vọng lạc quan, giai điệu mang tính trữ tình nhiều hơn và pha trộn cả Folklor. Còn Rock của Đông Âu và Nga hiện nay thì phần nhiều quá ầm ĩ, một số nhạc phẩm thiên về xu hướng "phá phách", số khác thì "bi quan", nói tóm lại là nhiều tác phẩm phản ánh tâm lý "bế tắc", "chán đời". Chỉ một số ít có tư tưởng bứt phá tiến bộ nhưng cách thể hiện khá lạ lẫm trong giai điệu, tiết tấu và cả ca từ. --Двина-C75MT 06:33, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Полюшко-полеTên bài này dịch ra tiếng Việt có thể là "Cánh đồng nhỏ" hay "Chiến trường nhỏ". Viết đúng là Polyushko Pole (không phải "ye"). --Двина-C75MT 09:45, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Mình nhầm chữ với chữ e (có hai chấm) là Yo. Đúng "e" là Ye. --Двина-C75MT 11:28, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Mình đã giải nghĩa tiếp vĩ ngữ "yushko", bổ sung xong toàn bộ 15 khổ thơ của Gushev và dịch ra tiếng Việt, bổ sung cả dàn nhạc của André Rieu chơi bài này trong "đêm trắng" nhân dịp kỷ niệm 300 thành phố Sankt Peterburg. --Двина-C75MT 03:23, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Trần Anh KimKhông biết Pts có phải Phó tiến sỹ không, nhưng về việc CHXHCN Việt Nam đựoc kết nạp (chứ không phải thừa hưởng) vào Liên Hợp Quốc tháng 9 năm 1977 thì cả thế giới này đều rõ. Hay Pts cố tình tỏ ra không biết. --Двина-C75MT 15:36, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Việt Nam vào Liên Hợp QuốcNăm 1953, Liên Hợp Quốc do bộ tam Hoa Kỳ, Anh, Pháp thao túng nên vẫn để nguyên cho chính quyền của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân (từ thời Bảo Đại) nắm chiếc ghế này. Chính quyền ông Diệm thừa hưởng nó. Năm 1975, CHXHCN Việt Nam mới nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc và phải qua mấy vòng đàm phán đa phương và song phương (giống như gia nhập WTO) mới được xét và chấp nhận vào tháng 9 năm 1977. --Двина-C75MT 15:52, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Tội phạmNếu bạn xem kỹ pháp điển của Hoa Kỳ hoặc Bộ luật hình sự của Nga thì bạn sẽ thấy họ không bao giờ dùng cách nói tắt như người Việt Nam hay dùng trong các tài liệu tuyên truyền. Vì pháp luật học nói chung và hình sự học nói riêng cũng là một khoa học cho nên phải đối sử với nó một cách khoa học. Trong khoa học, không có sự tiện thể như trong đời sống hàng ngày. --Двина-C75MT 16:05, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Nhà TốngXem lịch sử quân sự của nó thì rõ. Nhưng nếu kết luận là triều đại nhục nhã nhất thì chưa chắc, vì còn nhà Hậu Tấn của Thạch Kính Đường tôn "rợ" Liêu làm cha và cắt đất cầu viện. Tống còn đánh dẹp được Thập quốc để thống nhất, Hậu Tấn lại ko làm gì được Thập quốc. Tống còn tồn tại được lâu, thậm chí sau đòn chí tử ở Sự kiện Tĩnh Khang 1127 vẫn được lòng người nhớ mà thờ thêm 150 năm nữa... Chỉ nguyên việc tồn tại được 360 năm thì Tống đã hơn nhiều nhà - chớ bảo là họ nhục nhã nhất. Tôi đồng tình với mọi người tự đưa ý kiến cá nhân nhận xét, nhưng cần trên cơ sở xem xét toàn thể, xuyên suốt chiều dài và nhìn nhiều lĩnh vực. VN "hiền" hay ko hiền? Thử soi lại những nước láng giềng đã "bắt nạt" Tống xưa kia nhé: Liêu này, Tây Hạ này, Đại Lý này, Kim này, Nguyên này. Hiện giờ họ nằm ở đâu? Trừ Đại Nguyên Càn Qua quá rộng, còn lại đều trong bản đồ TQ! Còn láng giềng nhỏ bé Đại Việt ngày ấy, bây giờ ở đâu? Chắc Sho biết rồi. VN biết điều, biết lẽ phải chứ không hiền!:D--Trungda (thảo luận) 04:22, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Đâu? Tài liệu nào nói triều Tống là triều đại nhục nhã nhất?--سلیمان یکم (Thảo luận, đóng góp) 06:00, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC) Tiếng NgaChữ "е" trong tiếng Nga, nếu có chữ "b" (dấu mềm) đứng trước nó "bе" thì đọc gần như "i" (đọc lướt). Nếu không có dấu mềm "b" nhưng lại là trọng âm (âm chính trong từ đa âm tiết) thì đọc là "ye", nếu không phải là trọng âm thì chỉ đọc như "e". --Двина-C75MT 03:08, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Biết làm sao được, cũng như ngữ pháp tiếng Việt quy định phải viết "Nghe", không được viết "Nge", viết "Liên" mà không viết "Lyên". Mặc dù phát âm chẳng khác gì nhau. Trong tiếng Nga, chữ Э thường được dùng ở âm tiết đầu, ít khi được dùng ở giữa một cụm đa âm tiết. Giống như chữ Latin dùng để ghi âm tiếng Việt, chữ Slave dùng trong tiếng Nga ghi lại thói quen phát âm của họ. --Двина-C75MT 04:56, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Swallowtail butterflyHọ này (Papilionidae) trong tiếng Việt gọi là họ Bướm phượng, giống như Trung văn (凤蝶科=Phượng điệp khoa, với phượng là con phượng trong cặp phượng hoàng, điệp là con bướm, khoa = họ). Meotrangden (thảo luận) 02:45, ngày 9 tháng 4 năm 2010 (UTC) HungaryKhông thể gọi đây là một cuộc cách mạng mà là một cuộc bạo loạn do các yếu tố sau đây:
Zhukov không muốn có một "đám cháy" bên trong khối Warshava, ông không muốn dùng bạo lực nhưng khi nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra thì ông (với tư cách Bộ trưởng quốc phòng, một Đảng viên phải chấp hành. Người chủ trương dùng vũ lực là Mikhail Suslov và Molotov, Zhokov là người ủng hộ. Tôi tìm mãi trong bài về chú thích câu nói của Zhukov về việc rút quân nhưng chẳng thấy tài liệu nào kiểm chứng câu nói này. Có thể đặt {{fact}} ở chỗ đó được. --Двина-C75MT 13:23, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Các nước Đông Âu nói chung không biết rút kinh nghiệm và chính Liên Xô lại cũng không biết rút kinh nghiệm. Đối với các nước Đông Âu thì họ mất cảnh giác đến mức để nước ngoài nhúng tay quá sâu vào nội bộ mình. Ngay cả Gorbachov cũng để cho điệp viên CIA là Yakovlev hoành hành trong điện Kremly (xem Giáo chủ bên trong điện Kremly). Nhìn chung thì đấu tranh chính trị giống đấu tranh quân sự, anh nào biết rút kinh nghiệm từ thất bại của mình và của đối phương, xác suất thắng cao hơn. --Двина-C75MT 13:35, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Đúng là Nam Tư có được mẩu Triest ấy. Thực ra thì không giống Liên Xô, Nam Tư được Srbya tuyên bố thành lập năm 1929 từ 6 nước khác nhau đều là đất cũ của Đế quốc Áo - Hung. I. B. Tito chỉ tiếp quản thành quả đó. Tuy nhiên, đối với người Nga, việc có được một đồng minh mạnh ở Balkan là rất cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng của Anh và Hoa Kỳ. --Двина-C75MT 12:36, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Cải bắp thảoCải bắp thảo hay cải thảo là nhóm cây trồng pekinensis của Brassica rapa (loài này có nhiều nhóm cây trồng), còn nhóm cây trồng chinensis cũng của loài này là cải thìa hay cải trắng hoặc cải rổ tàu (còn có danh pháp cũ là B. chinensis). Do đó cải bắp thảo tương ứng với bài Napa cabbage. Meotrangden (thảo luận) 01:18, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC) Trang bịTrang phục chinh chiến của VN thời trước TK 18 thì chưa thấy sách nào ghi cụ thể (hoặc tôi chưa tiếp cận được), nhưng tôi đoán rằng đến thời độc lập (từ TK 10), có tổ chức hẳn hoi thì chí ít cũng có trang phục chứ không đến nỗi cởi trần.--Trungda (thảo luận) 09:49, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Đề nghịCó người đề nghị viết thêm phần V-E Day cho Ngày chiến thắng tại đây. Cái này thì phải nhờ Khov lấy từ bên en và fr thôi (chắc hai wiki này viết nhiều hơn cả). Cứ dịch đi, mình sẽ hiệu đính cho. --Двина-C75MT 01:07, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)-- Chẳng là vì Nguyễn Hữu Dụng cho là chưa cân, nói ít về đồng minh quá, chẳng lẽ mình lại bảo Dụng xem en wiki có gì thêm thì trợ giúp:D. Tuy nhiên, còn có một cái này: Victory over Japan Day bên en viết rất khá và dung lương tương đối đằm tay. Còn bản fr của V-E Day thì mình cũng dịch và bê một phần vào bài rồi. Cũng chẳng khá hơn bản en là bao nhiêu. Không hiểu sao bên en không quan tâm mấy đến Ngày chiến thắng ở châu Âu nhỉ. Trong khi cả Liên Hợp Quốc đều quan tâm. Còn một việc nữa, Minh Huy thông báo hạn chế tham gia wiki, không rõ chuyện cụ thể thế nào, xem tại đây --Двина-C75MT 06:27, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
Xem cái này thì thấy Châu Âu và Bắc Mỹ tổ chức cũng lớn đấy chứ, thế mà các bố bên en, fr chẳng thấy quan tâm mấy. --Двина-C75MT 06:33, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)-- Vừa có vụ này, Khov đã xem qua chưa? Quà tặng từ nước NgaCác bạn Nga vừa tặng mình Bộ đĩa hát về Chiến tranh giữ nước vĩ đại, có kèm theo một máy đĩa kiểu cũ dùng đĩa nhựa. Trân trọng mời Sholokhov và các bạn cùng thưởng thức. --Двина-C75MT 05:11, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Bệng ngứa thích nói cách mạng suôngBệnh này do Lê Nin chỉ ra khá phổ biến ở những người nói nhiều làm ít, nói mà không làm. Ngoài ra nó còn chỉ những người không đánh giá đúng tình hình, "tiền phong chủ nghĩa", hô hào chung chung, giáo điều. Đương nhiên, nó là hình thức che đậy bệnh cơ hội, bè phái, ninh hót, bợ đỡ, mất dân chủ. Đó là căn bệnh cùng loại với một bệnh khác mà Lê Nin gọi là "ấu trĩ cộng sản", có thể hiểu là "thiếu hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản". Ngay cả một số người mặc dù là đảng viên cộng sản nhưng không chịu học tập, rèn luyện, cũng mắc bệnh này khá nặng. --Двина-C75MT 10:31, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)-- малоросійствMình không thạo biết tiếng Ukraina nhưng theo phát âm qua tiếng Nga thì dịch là: "Tiểu Nga" (мало = nhỏ; російс = Nga). Trong các sách cũ bằng tiếng Việt trước năm 1975 cũng thường gọi Ukraina là "Tiểu Nga", Belorussia là "Bạch Nga". --Двина-C75MT 10:22, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)-- Hungary 1956
Không chỉ Imre Nagy mà còn một số khác nữa. Ngay cả Hồ Chí Minh những năgm 1930-1935 cũng bị chính các đồng chí của ông quy là phần tử cải lương, dân tộc chủ nghĩa. --Двина-C75MT 10:55, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
Stalin ngoại tình
Подмосковные ВечераCái này dịch là "Chiều Maskva". Tên một bài hát của Soloviev Sedoy. --Двина-C75MT 09:02, ngày 15 tháng 8 năm 2010 (UTC)--
Sự sụp đổ của Liên Xô
Stalin mà ghét sùng bái cá nhân?Tôi thật khó tin cái chuyện Minh Tâm nói với Sholokhov là Stalin ghét tệ sùng bái cá nhân!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:53, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Белорусская партия объединённых левых «Справедливый мир»Tên đúng của tổ chức này là "Đảng Vì hoà bình Belarus". Tíếng Anh dịch thêm là "Belarusian Party of United Leftists – A Just World" (Đảng cánh tả Vì một thế giới Belarus) là không đúng. Vì khác với tiếng Anh, từ "мир" trong tiếng Nga (Belarus, Ukraina...) vừa có nghĩa là "hoà bình", vừa có nghĩa là "thế giới". Trong ngữ cảnh này, "мир" là "Hoà bình". Cũng không có gì làm lạ bởi vì từ đầu thế kỷ 20, rất nhiều tài liệu của người Nga có từ "Vì hoà bình" bị dịch sai sang tiếng Anh là "Vì thế giời" làm cho rất nhiều người lầm tưởng rằng người Nga có dã tâm xâm lược toàn thế giới. --Двина-C75MT 04:02, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)--
Khov lên mạng check thử bài Ai no Niwa nghe thử xem:) -- ClanKeytalk-butions 16:02, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Võ thuật
Polyushko Polye phiên bản J-PopMình có phiên bản này do Origa_Shinori Honoo (Nhật) hát, không biết có phải là phiên bản mà Khov nhắc đến không. Nếu là phên bản khác thì chắc là một phiên bản đã modifier về lời, còn về các giai điệu cơ bản hàu như không thay đổi. Thực ra cũng chẳng có vấn đề gì lớn vì trong thời kỳ Xô Viết, đã có đến ba, bốn phiên bản lời khác nhau rồi. --Двина-C75MT 06:45, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)--
Re: Nhà kháchTôi nghĩ một công ty lớn cỡ nào đi nữa cũng không thể nào có một ngôi nhà riêng cho mọi nơi các nhân viên công tác. Tôi đi công tác cũng phải ở khách sạn thôi mặc dù công ty rất lớn và có văn phòng ở rất nhiều nơi. Tiếng Anh có cụm từ en:corporate housing để chỉ đến các nhà cửa cho nhân viên ở, nhưng thường dài hạn hơn. NHD (thảo luận) 04:37, ngày 6 tháng 10 năm 2010 (UTC)
Generation nameNgười Việt gần như không có khái niệm này, ngoại trừ con cháu của vua Minh Mạng (các tên đệm theo thế hệ như Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh, Bảo, Quí, Định, Long, Trường, Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật, Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương trong bài Đế hệ thi của vị vua này để hậu duệ của ông theo ngôi thứ trong dòng họ mà đặt tên (Nguyễn Phúc Miên Tông: Thiệu Trị, Nguyễn Phúc Miên Trinh: Tuy Lý Vương, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm: Tự Đức, Nguyễn Phúc Ưng Lịch: Hàm Nghi, Nguyễn Phúc Bửu Lân: Thành Thái, Nguyễn Phúc Vĩnh San: Duy Tân, Nguyễn Phúc Bửu Đảo: Khải Định, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy: Bảo Đại...). Nhìn vào đó biết ngay là vai vế của Thiệu Trị và Tuy Lý Vương là ngang nhau, vai vế của Thành Thái và Khải Định là ngang nhau, vai vế của Duy Tân với Bảo Đại là như nhau v.v. Theo tôi thì có thể gọi là tên ngôi thứ, tên bề bậc, hay tên thế hệ. Meotrangden (thảo luận) 04:06, ngày 15 tháng 10 năm 2010 (UTC)
ЗамковыйKhó dịch thật đấy, bác ạ! Замковый có nghĩa là người đóng/mở khóa nòng. Vai trò người này trong các loại pháo nạp bằng tay nhằm tăng tốc độ bắn. Thái Nhi (thảo luận) 16:30, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC) VN#TQÀ, sách này của ông Thêm tôi cũng từng đọc (và sẽ đưa vào một bài viết sắp tới) nên mới có thể giải thích cho bạn. Tôi không chuyên nghiệp về văn hóa hay thuyết âm dương nhưng có thể nói lại điều ông Thêm giải thích thế này: VN là "thuần âm", TQ là "âm" trong quan hệ với văn hóa du mục phương Tây nhưng là "dương" trong quan hệ với phương Nam. VN là nông nghiệp tĩnh thuần túy, còn TQ có sự pha trộn giữa cái động của văn hóa du mục và cái tĩnh của văn hóa trồng trọt. Bạn có sách đó có thể tìm hiểu thêm, tôi không có tư liệu nào khác và cũng không biết sâu vào lĩnh vực này để nói rõ hơn.--Trungda (thảo luận) 03:32, ngày 18 tháng 1 năm 2011 (UTC)
燵Chữ này là chữ kiểu viết theo chữ Hán của tiếng Nhật, không có trong tiếng Trung, bính âm là dá, tā hay tuī. Ý nghĩa là cái bàn hay cái giường có lò sưởi ấm phía dưới, một dụng cụ phổ biến ở Nhật (xem Kotatsu).Meotrangden (thảo luận) 08:59, ngày 25 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Mèo nhàKết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy mèo nhà được thuần hóa từ phân loài F. s. lybica của mèo rừng (F. silvestris) khoảng 10.000 năm trước. Do đó danh pháp F. s. catus là chính xác hơn về mặt phát sinh chủng loài, và điều này đã được Opinion 2027 (Case 3010) năm 2003 của ICZN quy định là được bảo lưu, dù danh pháp F. silvestris (1775) có sau danh pháp F. catus (1758).
Danh pháp Felis catus do Carolus Linnaeus đề xuất trong Systema Naturae năm 1758 có độ ưu tiên cao trong đặt tên gọi phổ biến nhất trong sử dụng thông thường, do theo quy ước và tập quán chung thì: Trong việc lựa chọn danh pháp khoa học đối với động vật đã thuần hóa thì độ ưu tiên cao hơn dành cho các danh pháp đồng nghĩa có sớm nhất và F. catus phù hợp với tiêu chí này. Như vậy thì F. s. catus là đảm bảo tính chính xác hơn (khẳng định mèo nhà là một phân loài của mèo rừng), nhưng lại ít sử dụng hơn F. catus (coi nó là một loài độc lập với mèo rừng). Việc bạn định dùng danh pháp nào là hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của riêng bạn. Meotrangden (thảo luận) 04:08, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC) Ngây thơTheo tôi thì Island tameness và Ecological naïvete có thể được dịch sang tiếng Việt là Tính thuần trên đảo và Ngờ nghệch sinh thái. Meotrangden (thảo luận) 00:31, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC) Sino-XenicTheo tôi thì Sino-Xenic là "từ [nguồn] gốc Hán", như từ Hán-Việt, từ Hán-Nhật, từ Hán-Triều, do chúng là các từ có nguồn gốc từ tiếng Trung thời cổ đại và được phát âm theo kiểu tiếng Việt, tiếng Nhật hay tiếng Triều và có thể không giống như cách phát âm trong tiếng Trung hiện nay. Cái này dùng để phục hồi và tái tạo cách phát âm của tiếng Trung thời cổ đại. Meotrangden (thảo luận) 04:05, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Su Yu ZhangSu Yu Zhang là 蘇昱彰 (Tô Dục Chương). Meotrangden (thảo luận) 04:17, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC) Kẻ xúc phạm người dân Nhật BảnBức xúc quá phải nói thế này: Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, động đất sóng thần, rò rỉ phóng xạ, rối loạn kinh tế,... Thành phố nhà cửa của nhân dân vô cùng thảm thương, của cải, người thân, bạn bè đều mất trắng, thậm chỉ cả một gia tộc sau thảm họa còn mỗi một người. Ra đường thì mẹ khóc tìm con, vợ khóc tìm chồng, đào xới trong vô vọng đống đổ nát. Ấy thế, người đứng đầu một thành phố cũng phải hứng chịu thiên tai nặng nề, vị thống đống "đáng kính" được bầu vào văn phòng chính quyền đến 3 lần, thay vì an ủi dân hay làm bất cứ nghĩa chỉ cao đẹp nào, lại bô bô sủa rống lên như thể: "Ồ, đó là quả báo, họ làm sai nên bị trời phạt!". Lão đang nghĩ cái gì trong bộ óc già cằn cỗi 78 tuổi đó, xúc phạm người dân vô tội đang chịu nhiều cú sốc tinh thần! Lão là cái thá gì mà dám mở miệng ra nói những câu đó! Tớ rất ủng hộ câu phản bác của đạo diễn Yamamoto Yutaka trong trang Twitter của ông, tạm dịch thế này: Cái kiểu vơ đũa cả nắm người dân vô tội bị trời phạt là vô cùng nhảm nhí. Một người như Ishihara, kẻ không biết cách dùng một thứ tiếng Nhật đàng hoàng, không có cái tư cách gì gán cái lời buộc tội đó cho người khác~~. Thứ hai nữa, một thằng khốn nào đó tên Watson dám sủa như thế này (và một đám khác ủng hộ). Tớ biết người Nhật quả thật có đánh bắt quá đà hải sản, nhưng việc nói họ bị trời phạt do điều đó là quá phi lý, thử hỏi có bao nhiêu quốc gia dám nhận mình cũng thực hiện những hành vi tương tự. Một kẻ nào đó hùa theo: "quả báo do sự kiện Trân Châu Cảng hồi Thế chiến II". Nhật đã bị trừng phạt vì hành vi gây chiến tranh (nếu dẫn ra là thảm họa bom nguyên tử và theo như mấy kẻ kia: "động đất-sóng thần mới đây"), vậy ai là kẻ phải chịu trách nhiệm sự tán nhẫn khi ném hai quả bom đó xuống Nhật Bản, sao kẻ đó không thấy phải nhận quả báo gì. Một tuyên bố thật quá sức ngu xuẩn và cóc có tí hiểu biết văn hóa nào. Vậy hai thằng khốn đó là hạng gì đây, một kẻ lo sợ dư luận và sợ mình rớt phiếu vừa lật đật hốt lại cái đống rác miệng mình thải ra. Thật sự thất vọng khi ở một đô thi thuộc hạng nhất nhì thế giới như Tokyo lại tồn tại cái loại rác rưởi như vậy. Trên đây mình nói có phần hơi nặng do quá tức giận, Khov thấy không lọt tai tứ việc gạch thẳng nhé, không sao đâu. Dù sao mình đã cũng đã đăng lên blog và Twitter của mình với nội dung còn nặng hơn trên. Thân -- ClanKeytalk-butions 12:15, ngày 15 tháng 3 năm 2011 (UTC)
Re:Pop và nhạc nhẹNhạc nhẹ là từ của Việt Nam, không có tính hàn lâm, còn pop là từ chính quy để chỉ loại nhạc, có đặc điểm, cấu trúc, hòa âm phối khí... riêng biệt, chuyển hướng như vậy là không chính xác. majjhimā paṭipadā Diskussion 10:27, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)
Ba cụm từ
Meotrangden (thảo luận) 03:13, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC) Autophagy & ApoptosisAutophagy/autophagocytosis = tự thực/tự thực tế bào. Apoptosis nếu dịch thành tự hủy của tế bào theo chu trình thì không ổn bởi các lý do sau:
Như thế, điều chúng ta cần là bám theo từ nguyên học của nó. Từ nguyên như các tác giả đặt ra tên gọi này đã viết, có nghĩa là rơi hay rụng. Wiki Trung văn cho tên gọi tế bào điêu vong = chết rụng tế bào (chữ điêu này có nội hàm là rơi rụng), có thể là một gợi ý cho chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý từ tôi, không phải tên do các chuyên gia trong lĩnh vực y học đề xuất. Meotrangden (thảo luận) 01:47, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC) Húy hay tựCách gọi chỉ là do quen thuộc, phổ biến thôi. Quán Trung trong La Quán Trung cũng là tên tự của ông La Bản, nói chung người đã được kính trọng thì hay được tránh tên húy.--Trungda (thảo luận) 11:51, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC) Re: Yours sincerely hay Yours faithfullyTôi không rành việc này vì nó chỉ được người Anh sử dụng chứ người Mỹ không dùng. Theo giải thích này thì "Yours sincerely" được dùng khi mình biết người nhận là ai, còn "Yours faithfully" khi mình không biết tên người nhận (ví dụ "Dear Sir or Madam"). Nếu mình biết tên người nhận mà không quen biết người đó đôi khi người ta cũng dùng "Yours faithfully". Người Mỹ thì không câu nệ như vậy và không quan tâm. NHD (thảo luận) 18:32, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC) Re: HardassĐã là từ lóng cho nên nghĩa của cụm từ không có cố định. Bạn đã tham khảo Urban Dictionary chưa? NHD (thảo luận) 15:30, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)
ReNếu bạn sử dụng torrent thì nơi tốt nhất và nhanh nhất để bạn tải nhạc anime, manga, các artbook, hay các bộ anime là bakabt.com mẹo dễ tìm nhất là google theo kiểu (tên anime)+ost+bakabt, các tiểu thuyết ảo bạn có thể tìm trên hongfire.com nó có cả torrent lẫn tải về trực tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 02:41, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Quên mất do lâu ngày không xài nên không nhớ bạn thử [4] xem nếu bạn muốn down nhạc anime trực tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 09:09, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Apoptotic body và ApoptosomeApoptotic body = tiểu thể chết rụng (điêu vong tiểu thể) và Apoptosome = thể chết rụng (điêu vong thể). Meotrangden (thảo luận) 08:25, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC) Kinh đôKhông ít lắm đâu. Này nhé, Tàu to thế mà các triều cũng loanh quanh Tràng An, Lạc Dương, Biện Kinh, Bắc Kinh, Nam Kinh. Còn VN nhỏ vậy (tương đương 1 châu TQ) thế mà những Phú Thọ, Cổ Loa, Long Uyên, Thăng Long, Thanh Hóa, Phú Xuân. Vậy là "long mạch" phương nam nhiều hơn:D (Cả Nam, Bắc đều chỉ tính triều "chính thống" không tính thời loạn vì thời loạn nhiều vua đương nhiên phải nhiều đô, "thích" thì VN cũng có thể kể... 12 "đô" của 12 sứ quân cho hoành tráng:D)--Trungda (thảo luận) 08:50, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Chiến loạnThời xưa coi mạng người khá rẻ, nhất là "dân đen" - Tần Thủy Hoàng gọi họ bằng giọng khinh thị là "bọn đầu đen". Sở dĩ những trận đánh Tam Quốc "hào hùng" là nhờ có La Quán Trung, chứ to nhất như trận Xích Bích, họ Tào cũng chỉ có trên 20 vạn quân, trận Hào Đình tổng số quân 2 bên chưa tới 10 vạn... Nhà văn ngưỡng mộ chiến tướng và coi việc chém giết được nhiều "quân thù" của họ là vẻ vang. Dường như chỉ có 1 tình tiết duy nhất gợi sự xót thương trong Tam Quốc diễn nghĩa là khi Khổng Minh khóc tế binh sĩ sau khi dẹp Mạnh Hoạch và ông nhận thấy việc mình làm 1 bộ tộc trên 4 vạn người của họ bị tuyệt diệt là nhẫn tâm. Tình tiết Tào Tháo giết hơn 7 vạn hàng binh của Viên Thiệu bên sông Hoàng Hà sau trận Quan Độ được diễn đạt là 1 việc "bình thường". Các thời kỳ khác của TQ cũng tương tự như vậy, cứ theo sử ghi thì ngay thời Chiến Quốc (trước Tam Quốc 400-500 năm), số thương vong các trận đánh đã khủng khiếp hơn Tam Quốc nhiều. Chỉ riêng các đạo quân do Bạch Khởi và Vương Tiễn nước Tần chỉ huy đã chém hàng triệu thủ cấp, đỉnh cao là trận Y Khuyết chém 24 vạn thủ cấp liên quân Hàn-Ngụy và chôn sống 40 vạn quân Triệu trận Trường Bình - quy mô sát thương lớn hơn thời Tam Quốc nhiều. Đến thời Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều của TQ, đêm trường chia cắt gần 400 năm, chiến sự không năm nào không có, cũng ngang cơ thời Chiến Quốc. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn thực ra chỉ kéo dài trong 45 năm (1627-1672) rồi hòa bình và đụng nhau lần cuối khi Trịnh Sâm thừa đục nước thả câu lúc Tây Sơn nổi dậy. Cuộc chiến của Lê-Mạc mới thực sự là đau thương hơn: từ khi bắt đầu tới khi kết thúc dường như năm nào cũng chiến sự, có những năm đánh ra, đánh vào qua lại tới 3 lần. Bên ta chưa dịch hết, như tôi biết thì gần như thời lịch sử nào TQ cũng đã có tiểu thuyết LS về thời đó. Các tiểu thuyết LS dạng này (tôi đã xem về thời Đông Chu, Hán, Lưỡng Tấn, Đường, Ngũ Đại) cũng như Tam Quốc, thường chỉ tập trung mô tả chiến công cho cá nhân, có thương thì cũng chỉ thương các nhân vật chính như 1 mỹ nhân hay phu nhân bị làm sao đó... mà ít nó tới khía cạnh tàn khốc của chiến tranh.--Trungda (thảo luận) 09:09, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC) Re: Hậu Lý Nam ĐếTôi có mấy ý kiến cá nhân thế này: Về lý thì đúng là khó hiểu. Công lao thì không ai ghi công cho người chưa chống "nước bạn" tí nào đã hàng. Tư cách thì các sử gia đã ghi là "chó lợn". Nhưng lý giải trên góc độ cá nhân (chưa thấy sử gia nào nói thật sâu về ông này) thì hình như dân ta khá vị tha và hơi dễ tính, có những trường hợp tương tự khác cũng có đền thờ như Ngô Nhật Khánh (nên có người trong dòng họ này cứ vin vào đó bảo "nhân dân rất công bằng, phải có gì mới được đền thờ chứ!"??). Ngoài khía cạnh "dễ tính", tôi nhìn trên góc độ khác nữa: sự hoài niệm của nhân dân về thời độc lập. Nói gì thì nói: sự tồn tại của Hậu Lý Nam Đế phản ánh nền độc lập của người Việt với Bắc triều (những 32 năm), dù rằng nó kết thúc trong tủi hổ (có méo mó còn hơn không). Mặt khác nữa, điều bị gọi là "tư cách chó lợn" khi giành ngôi Triệu Việt Vương cũng có thể được nhìn theo cách khác: chí tiến thủ quá mạnh, muốn khôi phục nhà Lý bằng mọi giá nên bất chấp thủ đoạn, không cam tâm bị mai một, nổi dậy hình thành thế xé đất chia ra và sau đó, xét từ bối cảnh nội chiến thì... có công thống nhất đất nước Vạn Xuân chia cắt (như Nguyễn Ánh)!! Xét xa nữa, vì sao họ Triệu chỉ xưng vương và chấp nhận lấy bãi Quần Thần làm ranh giới? Rõ ràng là ân đức của Tiền Lý Nam Đế quá lớn, người Việt còn nhớ họ Lý, vua Triệu không dám vượt mặt, và "nể người cùng họ của tiên đế". Cũng bởi Triệu Việt Vương quá tư cách và ngại dùng thủ đoạn tàn độc, sợ mang tiếng (về mặt "khiêm cung" này ông có vẻ giống Ngô Xương Văn dù võ công thì hơn đứt) nên rốt lại Hậu Lý Nam Đế có "chiến thắng xấu xí dù bị dính nhiều thẻ phạt". Còn nữa, dường như bất hạnh của họ Triệu cũng giống An Dương vương ở điểm này: có phải ông chỉ có con gái nên cũng "tắc lưỡi" chấp nhận gửi gắm, "trả lại ngôi cho nhà tiên đế" khi trăm tuổi nên có đôi chút nhượng bộ khi tuổi cao? Sử xưa sơ sài quá không nhắc tới con trai ông nên để lại nhiều dấu hỏi. Riêng chuyện "tưởng nhớ vua ta" trong ngàn năm đen tối cũng là nỗi niềm của người Việt, "dù xấu hay tốt cũng là người nhà mình", để người khác thấy nhà mình từng có (thêm 1 vị) chủ. Tôi đặt giả thiết nếu Thục bây giờ lại độc lập, rất có thể lại có thêm nhiều đền thờ vua Khai Minh của người địa phương...--Trungda (thảo luận) 16:55, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC) Ngài hoàng đếTheo ở đây thì cả họ Saturniidae (trong đó có Opodiphthera eucalypti) được gọi là họ Ngài hoàng đế. Còn Opodiphthera eucalypti đã được vi.wiki dịch là Sâu bướm hoàng đế cao su, không hiểu người dịch hay máy dịch. Hungda (thảo luận) 02:33, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Music (NHAC)Có lẽ bài viết Nữ hoàng Ai Cập - một thời để nhớ này dùng được. Nguồn này dù sao cũng có cái mác khá dữ: 2Sao - Trang thông tin Tổng hợp Giải trí của Báo VietNamNet - Bộ Thông tin và Truyền thông. Sẵn đây thêm vài nhận xét cá nhân là cách dùng màu và nét vẽ của tác giả này rất có phong cách, có thể gọi là có sức lừa tình cao. Và bộ cosplay này nhìn thật là ấn tượng. ~ Violet (talk) ~ 16:33, ngày 25 tháng 10 năm 2011 (UTC)
Nít quítTạm thời vậy đi bạn, để vài bữa vô sg kiếm lại cuốn xử lý tín hiệu số rồi bổ sung sau, học xong chữ nghĩa trả hết cho thầy cô roài, sách cũng bán ve chai luôn kekekeke majjhimā paṭipadā Diskussion 04:25, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)
![]()
AM nó tạo 1 sóng có tần số cố định, sau đó wa 1 mạch mã hóa để thay đổi biên độ của sóng này, và dùng biên độ để mã hóa tín hiệu, hay nói cách khác là profile biên độ của sóng AM chính là sóng tín hiệu. Còn FM nó dùng tần số để mã hóa sóng tín hiệu, tức là FM sẽ phát ra 1 chùm sóng có các tần số giao động khác nhau theo thời gian, và các tần số này sẽ xoay quanh 1 tần số cố định gọi là tần số sóng mang. Cho nên FM sóng mang không cần có năng lượng, tức là nó không cần có biên độ giao động, mà chỉ là 1 điểm trên phổ tần, còn các tần số khác mới mã hóa thông tin truyền đi. Vì sóng AM dùng biên độ sóng để mã hóa, cho nên nó rất dễ bị nhiễu và làm tín hiệu phục chế bị méo hay tạp. Còn FM nó dùng tần số để mã hóa tín hiệu, cho nên việc méo biên độ không ảnh hưởng gì đến việc phục chế lại tín hiệu ban đầu cho nên đài FM thường rõ và không bị xè xè như đài AM. Tuy nhiên, đài FM phải dùng 1 tần số rất cao cho nên không thể phản xạ ở tầng điện ly của khí quyển, điều này dẫn đến việc FM chỉ có thể truyền trên 1 đường thẳng hoặc phải dùng vệ tinh để phản xạ tín hiệu, còn AM thì lại phản xạ ở tầng điện ly, nên nó có thể truyền xa hơn và không bị bề mặt cong của trái đất cản lại. majjhimā paṭipadā Diskussion 09:55, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)
Có cách nào chú thích sách nhanh gọn không khov hè? Chứ dùng bản mẫu chú thích sách hơi đuối:D majjhimā paṭipadā Diskussion 10:29, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC)
cái này trong sách nhiệt động lực học kỹ thuật 1 có nói đến, hình như nó manh nha từ 1 định luật nhiệt động lực học mà thành, mà giờ mình cũng không biết entropy với enthalpy là cái quái gì nữa =)), già rồi quên sạch haiz majjhimā paṭipadā Diskussion 13:25, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC) Mạn đàm
Vua tôi nước TầnVề vua Tần không vấn đề gì, nhưng về Bất Vi ko nên dùng nguồn trong Đông Chu liệt quốc vì đó là tiểu thuyết. Không thấy Sử ký chép đoạn than vãn đó của Bất Vi.--Trungda (thảo luận) 07:22, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)
Tôi xem Sử ký, các thiên liên quan (về các nước Tần, Hàn, Ngụy và truyện Bạch Khởi) đều nói không sâu hơn về trận đánh được các sử gia hiện đại gọi là cuộc chém giết "rùng rợn" này. Số người chết được Sử ký xác nhận là 24 vạn, chắc chắn nhiều hơn trận Xích Bích hay Quan Độ. Trận Phì Thủy thực chất chỉ có 27 vạn quân tiên phong của Tiền Tần trực tiếp tham chiến, bị đánh giết và đại quân tan rã... Thương vong trận này có lẽ chỉ kém trận Trường Bình, mà thực ra số quân Triệu bị giết ngoài mặt trận cũng đâu có nhiều, số nhiều là bị chôn sống.--Trungda (thảo luận) 14:46, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)
Gian thầnRiêng Ngư Triều Ân tôi đã làm gần xong cùng loạn An Sử. Còn mấy vị kia chắc chỉ có Sử ký nói thôi, mà nếu tôi nhớ không nhầm thì người đọc không được biết kết cục của họ (và cả xuất thân, cũng như những sự kiện khác ngoài sự kiện "gian trá hại nước", chính vì thế mà người hiện đại cũng rất khó biên tập lại).--Trungda (thảo luận) 01:58, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)
Re: VolgaChuyện các WP phương Tây "dìm" các tướng Nga trong chiến tranh Napoleon là chuyện thường! Họ bị người Pháp thời Napoleon và bản thân ông ta "đầu độc" khá nặng và thứ nữa với tư cách là đại diện cho dân chủ họ cũng coi Nga Sa hoàng là một chế độ độc đoán vậy! Tôi từng nghe nói nước Mỹ tham chiến chậm trong Thế chiến thứ nhất 1 phần là do họ sợ mục tiêu "bảo vệ tự do châu Âu" (đại khái là vậy) bị mất uy tín do họ phải là đồng minh của Nga hoàng! Bạn xem bài en:Tsar ở đằng cuối sẽ thấy!:)) p/s Đâu chỉ những vấn đề nóng hổi chính trị như vậy mới có chuyện để nói, có hồi nhiều người viết tiểu sử Hannibal theo thiên hướng anti-Scipio trong khi tài năng của Scipio là ko thể xem thường! Tôi vẫn xem trọng Hannibal nhưng đồng tình với 1 số tác giả là Scipio đã bị lãng quên! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:22, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC) Không cứ gì thời Liên Xô, ngay bây giờ Nga cũng đang là quốc gia kình địch với Hoa Kỳ và các nước phương Tây về nhiều khía cạnh: kinh tế, quân sự... nên "dìm" lịch sử Nga cũng là đương nhiên. Lịch sử cũng là một phần uy tín của quốc gia hiện tại mà. Khov hỏi câu ấy nói thật lòng nghe hơi bị "ngây thơ" đấy!--Averruncus (thảo luận) 13:46, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Đến đây thì tôi phải nói thẳng với Ti rằng không hề dễ giải đáp chút nào. Ti có thể rất hiểu các Nga hoàng nhưng Ti có vẻ mù tịt về văn hóa dân gian Nga và tính cách người dân Nga. Vấn đề là dân Nga rất thật thà, hào hiệp, phóng khoáng, cương trực, thẳng thắn, dễ nổi nóng và vì thế mà họ dễ bị lừa, bị lợi dụng, bị xỏ mũi... Người Việt hay gọi mà "Nga ngố". Ưu điểm của họ cũng chính là nhược điểm. Nếu như phương Tây có tự do trong luật pháp thì các muzic hay cossak Nga coi tự do là tuyệt đối và gần như vô chính phủ. Chính vì thế mới cần có chế độ độc tài. Còn đối với người Đức thì chế độ độc tài là thậm vô lý vì họ vốn là dân tộc rất có kỷ luật và sống theo nguyên tắc. Đừng vội phê phán độc tài Nga hay độc tài Mao. Đối với tính cách người dân vô chính phủ như thế thì không độc tài chắc chắn sẽ "nát nước". Mỗi một dân tộc ở những giai đoạn lịch sử nhất định đều cần một mô hình phát triển phù hợp với chính họ, không ai có thể áp đặt cho họ. Dù là cường quốc hàng đầu thế giới. Việc phê phán nó mà không xem xét kỹ chỉ có thể bắt nguồn từ hai thứ. Một là không hiểu biết về dân tộc đó. Hai là biết nhưng cố tình không biết vì lý do lợi ích chính trị - kinh tế của chính những người đưa ra luận điểm phê phán. Trong trường hợp này, người cầm bút hoặc ít hiểu biết hoặc "bán" ngòi bút. Vì thế nên quyền tự quyết và bình đẳng của các dân tộc được ghi vào Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ hay quyền tự do, bình đẳng, bác ái ghi trong tuyên ngôn cách mạng Pháp 1789 mới nổi tiếng, đến nay vẫn đúng và về sau vẫn còn đúng. Đáng tiếc là nhiều người quên mất những điều này. --Двина-C75MT 18:12, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)-- Khov ghé qua trang Wikipedia:Thảo luận xem qua. Có thông tin sơ bộ về việc này đã được dịch. Nhưng họ chỉ đóng cửa ngày hôm nay thôi. --Двина-C75MT 11:41, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)-- Việc kiểm soát mạng ở bên Nga nhằm vào việc chống khiêu dâm trẻ em là đúng. Vì đây đang là một vấn nạn của nước Nga. Bạn biết đấy, ở bất kỳ "khu đèn đỏ" nào ở những nước cho phép kinh doanh tình dục thì các "Russia girl" bao giờ cũng cao giá nhất. Còn việc kiểm soát những trang như wikipedia thì mình nghĩ rằng không chắc được sự đồng thuận của các đại biểu Duma Quốc gia Nga. Có nhiều cách để lọc bỏ những thông tin kiểu đó ở trên mạnh. Người Việt ta thường làm theo cách này: Một cháu bé ngồi vào chậu nước, tất nhiên nó sẽ làm bẩn chậu nước. Người Việt sẽ bế cháu bé ra chậu nước khác sạch hơn rồi mới đổ chậu nước bẩn đó đi chứ không hắt luôn đi cái chậu nước có cả cháu bé đang ngồi trong đó. --Двина-C75MT 12:00, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)-- Theo một thám tử chống mại dâm trẻ em của Interpol thì "Russia girl" ở Nga đa phần là "hàng chợ" nhưng ra nước ngoài thì thành "hàng hiệu". --Двина-C75MT 12:18, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)-- Khà khà! Khov sang đấy định đọc lại tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" bằng tiếng Anh cho họ nghe nhỉ:) --Двина-C75MT 12:50, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)-- ThànhTôi không chắc chắn, nhưng theo những gì tôi hiểu, thì mỗi thành là trung tâm của "huyện", chứ không phải đồn. Đồn chỉ là công trình quân sự nhỏ để chứa ít quân, còn "thành" không chỉ chứa quan lại và quân, mà còn cả dân (của huyện đó) nữa. Bạn thường nghe kể các trận đánh tại thành thì tướng hay có động tác "lùa dân vào thành" hoặc "mở thành cho dân ra kiếm lương"... Nhiều huyện hợp thành "quận" và nhiều quận hợp thành "châu". Ít ra tới trước thời nhà Lương (502-557) thì kết cấu đơn vị hành chính là như vậy. Bạn thường nghe những trận đánh mang tên gọi 1 thành như trận Nghiệp Thành (204), trận Tương Dương-Phàn Thành, trận Kí Thành..., đó chính là trận đánh trong phạm vi huyện (tôi xem trong sách sử, các sử gia thường gọi những nơi này là huyện, như Hứa Đô gọi là "huyện Hứa", Nghiệp Thành gọi là "huyện Nghiệp"...). Sở dĩ mỗi trận có thể hạ hàng chục thành, thực chất chiến sự chỉ ở 1 hoặc 1-2 thành trọng điểm (như Tương Dương và Phàn Thành), các thành kia "theo gió mà hàng", thậm chí nghe tin đại quân kéo đến, các thành đã bảo nhau hàng chưa giao tranh trận nào. Thời cổ xưa, như Chiến Quốc, mỗi "huyện" thường rất lớn. Bạn có thể để ý thấy "miếng mồi" là nguyên nhân của trận Trường Bình rùng rợn là quận Thượng Đảng nước Hàn gồm 17 thành được Phùng Đình dâng cho nước Triệu, chính là quận Thượng Đảng có 17 huyện. Càng về sau người ta càng chia nhỏ các đơn vị hành chính, đơn cử như Kinh châu thời Lưu Biểu chỉ có 7 quận, mà sau này cả 3 nhà Tào Lưu Tôn mỗi ông giành 1 phần đều xé nhỏ các quận, tách ra vài huyện đặt thêm quận mới, đến cuối thời Tam Quốc thành tổng cộng... 26 quận Kinh châu! Các quận chia nhỏ thì các huyện cũng chia nhỏ. Như Việt Nam trong các thời Bắc thuộc cũng như vậy (bạn có thể xem các bài Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 1 và Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2 là thấy rõ quá trình chia nhỏ các đơn vị hành chính trong 1 châu (Giao) khi đó). Các huyện thời cổ lớn, nên mới thấy công của Bạch Khởi với nước Tần lớn thế nào khi ông đánh hạ được hơn 70 thành. Từ thời nhà Lương tiến hành cải cách hành chính, đặt các châu nhỏ, quá trình này vòng qua thời Tùy tới thời Đường thì chuyển hẳn "quận" thành "châu", còn "châu lớn" trước thì thành "quân", nhưng các "quân" càng về sau cũng lại càng chia nhỏ, số lượng ngày càng nhiều... (quá trình này ở Việt Nam thời Bắc thuộc luôn được các triều đình TQ thực hiện sau những vùng đã "Hán Hóa mạnh".) --Trungda (thảo luận) 07:20, ngày 12 tháng 7 năm 2012 (UTC) Quái vật họcTra google thì có người dịch là quái vật học. Tôi tìm thấy có Trung tâm Nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm nên có thể dịch là động vật ẩn sinh học còn theo một Bqviên thì nó là khoa học nghiên cứu về các sinh vật huyền bí (xem ở đây). Hungda (thảo luận) 11:46, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)
À mà ẩn sinh nghe cũng hợp lý nhỉ, vì sinh vật chưa biết đến thì nó còn ẩn, đơn giản chỉ có thế. Lúc trước sao mình không chọn từ này nhỉ:">. Mấy con cá kia chộp được rồi thì hết ẩn =)) Shov mần bài này đi ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 16:20, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)
Re: HentaiCó một bài phỏng vấn và khảo sát nghiên cứu nói khoảng 90% mangaka hiện nay đã từng lấy cảm hứng từ ecchi hay hentai. Số liệu về những mangaka từng sáng tác manga hentai (dojin) không rõ lắm, số liệu cũ từ năm 2003 trở về trước là < 0,5%, trong đó mangaka nữ chiếm < 0,2% --minhhuy (talk) 14:16, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)
DesmodontinaeCái này bạn phải hỏi thành viên Meotrangden thôi;-(Hungda (thảo luận) 10:23, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (UTC)
HeteromysHeteromys nghĩa đen là chuột lạ. Đặc điểm lạ của chúng là các túi má có thể lộn ra ngoài và chui trở vào bằng sự cử động của một hệ thống cơ đặc biệt ở hai má. Meotrangden (thảo luận) 17:10, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC) Cá lòng tongTên gọi này không chỉ áp dụng cho một chi Rasbora. Các chi Esomus, Luciosoma, Trigonopoma, Trigonostigma v.v. cũng gọi là cá lòng tong. Meotrangden (thảo luận) 13:03, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)
Re: NationalĐừng quên luôn cả National Aeronautic and Space Administration. NHD (thảo luận) 17:00, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)
Trung-hoa/Trung-quốcBáo-chí và truyền-thông ở hải-ngoại cũng dùng danh-từ Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc cũng như CHNDTH nhưng thường gọi là Trung-cộng. Bác google sẽ thấy. Duyệt-phố (thảo luận) 07:24, ngày 22 tháng 3 năm 2012 (UTC)
Mèo tam thểCó nên gọi mèo mai rùa (tên nghe hơi lạ, không thông dụng tại VN) là mèo đốm hay mèo vằn, mèo khoang ? Nếu chọn chữ mèo đốm thì bài mèo đốm (Rusty-spotted Cat, dịch sát nghĩa: mèo đốm rỉ sét) hiện có nên đổi tên khác: mèo đốm sẫm (theo tên của Bộ nông nghiệp [6]) hay mèo khoang bạc (có nơi dùng từ này). Cá nhân tôi đề nghị dùng chữ mèo vằn thay cho chữ mèo mai rùa, nhưng tùy bạn chọn chữ nào. --109.91.180.164 (thảo luận) 15:57, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)\
ĐinhThời phong kiến, nam giới đến tuổi trưởng thành trở đi đều gọi là đinh. "Tráng đinh" là trai trẻ khỏe, hạng đủ tiêu chuẩn đi lính.--Trungda (thảo luận) 16:02, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC) Chắc là sinensis đúng hơn, dạng còn lại có thể là nhầm lẫn. Để chỉ ở Trung Quốc thì có 2 dạng là sinensis và sinicus. Xem thêm en:Sinensis. Hungda. Mà hình như dạng Bostrichthys sinenesis lấy từ một văn bản của VN, thế thì sai là bình thường. (thảo luận) 10:27, ngày 2 tháng 5 năm 2012 (UTC) Trời thì nóng mà trong đầu cứ bống bống bang bang chịu không nổi Khov à;=) Hungda (thảo luận) 14:51, ngày 3 tháng 5 năm 2012 (UTC)
Tôi chưa nghe về thuật ngữ đó. Về nghĩa, "sơ" là ban đầu, tôi phỏng đoán phải chăng đó là tên lúc đầu của ông, và sau này ông đổi tên (thành Tự Chi)?--Trungda (thảo luận) 02:10, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC) Re: Spectre vs. GhostTôi nghĩ "spectre" có nghĩa rộng hơn, có thể chỉ đến ma mà cũng có thể chỉ đến những cái gì làm người ta bị ám ảnh. NHD (thảo luận) HairXin lỗi Sholokhov, tôi không rành mấy loại lông này. TV meotrangden thỉnh thoảng vẫn online đấy, bạn hỏi xem. Hungda (thảo luận) 13:35, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC) Sông StokhodTrả lời giúp Thái Nhi: Khov hỏi câu này thì khó Thái Nhi quá. Đến từ điển đa năng của "Google dịch" cũng chịu. Tên con sông này không phải gốc tiếng Nga (Стоход) hay Ukraina (Стохід). Trong từ vựng Nga và Ukraina mà tôi được biết, các từ này không có nghĩa. Tên này bắt nguồn từ thổ ngữ Litva hay Lituani "Stogų", (tiếng Litva ngày nay viết "Stochidas"), tạm dịch tiếng Việt có nghĩa là mái nhà, nóc nhà, mái vòm, nơi trú ngụ. Tiếng Ba Lan cũng có từ "Stoga" tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "đống rơm", "đụn rơm". Theo phán đoán của tôi, do nó chảy từ cao nguyên Volyn xuống sông Pripiat nên có tên này (chảy từ mái nhà xuống). Cũng không loại trừ dòng sông cổ này là nơi cư trú của một bộ tộc người Litva thời cổ đại. --Двина-C75MT 04:38, ngày 21 tháng 6 năm 2012 (UTC)--
Pythonidae, Python và BoidaeThực ra thì tại VN chỉ có các loài thuộc chi Python, với 2 loài chắc chắn có mặt là Python bivittatus = trăn đất (trước đây coi là phân loài Python molurus bivittatus), Python reticulatus = trăn gấm; và loài không chắc chắn có mặt là Python brongersmai = trăn cộc (trước đây coi là phân loài Python curtus brongersmai), đo đó về nguyên tắc từ trăn phải dành ưu tiên cho Python và tương ứng là Pythonidae. Do trước đây Pythonidae được coi là phân họ Pythoninae trong họ Boidae nên cụm từ họ trăn mới dùng do họ Boidae. Tuy nhiên, hiện nay Pythoninae đã tách ra khỏi Boidae do chúng là khác biệt (Pythonidae là noãn sinh = đẻ trứng, Boidae nghĩa hẹp về cơ bản là noãn thai sinh = đẻ con ra từ trứng phát triển độc lập trong cơ thể mẹ; cộng một vài khác biệt khác) và nếu gộp lại thì họ Boidae nghĩa rộng này là cận ngành với nhánh chứa Caenophidia (các loài rắn có nọc độc + rắn nước). Vì thế theo tôi thì ta tạm gọi trăn là những con rắn trong các họ Pythonidae (trăn đẻ trứng), Boidae sensu stricto (trăn đẻ con), Bolyeriidae (trăn/rắn Mauritius), Tropidophiidae (trăn lùn), Loxocemidae (trăn Mexico), và có thể cả họ đã tuyệt chủng là Madtsoiidae; với các cụm từ được khuyến nghị như sau:
Tracheid và vessel elementsTracheid và vessel elements là hai khái niệm khác nhau. Tracheid là quản bào/tế bào ống trong khi vessel elements là mạch ống/đạo quản. Một đạo quản/mạch ống là tập hợp của nhiều tế bào đạo quản hợp lại. Meotrangden (thảo luận) 15:56, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Phi giới tínhGiọng countertenor nói nôm na là nam hát giọng nữ cao (soprano), hay nói đơn giản như trong tiếng Việt hay xài là "giọng mái". Ca sĩ opera thì không nói, nhưng ca sĩ hát pop mà có chất giọng này bạn có thể tham khảo như Barry Gibb của Bee Gees, Babyface, Dieter Bohlen của Modern Talking hay Bằng Kiều chẳng hạn:D Có vài báo nói ngắn gọn là giọng tenor, nhưng tớ thêm cho nó cụ thể chứ nếu nói tenor không nhiều người lại so sánh với Pavarotti thì lại chưng hửng vì chả giống gì, với lại muốn giữ lại ý "phi giới tính" thì đúng với từ "phản nam cao". majjhimā paṭipadā Diskussion 17:42, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)
RếtScolopendra subspinipes chúng ta gọi đơn giản là rết thôi. Theo tôi, ta gọi Chilopoda là lớp Rết, mặc dù tên gọi lớp Chân môi/lớp Trăm chân không sai. Meotrangden (thảo luận) 16:51, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC) Re: Đại học MỹĐúng là giá tiền học phí tại các trường đại học Mỹ thì rất cao, so với các trường ở những nước khác. Tuy nhiên, nếu bạn học trong hệ thống đại học công trong tiểu bang mình cư ngụ thì giá học phí sẽ rất thấp khi so với trường tư hay trường tại tiểu bang khác. Loại đại học rẽ nhất là đại học cộng đồng (community college), thì giá học phí cũng phải chăng. Sinh viên còn có một số cách khác để giảm bớt cái gánh nợ. Thứ nhất, có nhiều cách để sinh viên xin trợ cấp, như học bổng hay trợ cấp từ chính phủ, được xét theo nhiều tiêu chuẩn, có cái thì dựa vào tình cảnh gia đình (needs-based), có cái thì dựa vào học lực của sinh viên (merit-based). Thứ nhì, sinh viên có thể vay tiền với tiền lời thấp do chính phủ trợ cấp, thường không đòi lại cho đến khi sinh viên kiếm việc sau khi ra trường. Vì thế mà các bác sĩ, luật sư khi ra trường thường nợ trên 100.000 USD. Cách thứ ba là vừa học vừa làm, đôi khi ngay tại trường, để góp một phần tiền học. Hầu hết các sinh viên đều dùng cả ba cách để xoay sở. NHD (thảo luận) 20:09, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)
"Giáo hoàng" của Ai CậpCó thể dịch là "Giáo trưởng" được không? Thái Nhi (thảo luận) 12:01, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Ngân phiếu thời cổTrên lĩnh vực sử kinh tế, tới nay tôi mới tiếp cận đến thời kỳ Lưỡng Tấn và những tài liệu tôi có chưa nói gì tới khái niệm tương đương ngân phiếu. Các tài liệu phản ánh về kinh tế đều tập trung nói về chính sách nông nghiệp và tiến gần hơn là nói về tiền tệ, nhưng không nói gì về ngân phiếu hay một dạng giấy tờ giao dịch trung gian. Thỉnh thoảng đọc đến vài vụ "chạy chọt" đều thấy dùng "vàng tươi" hoặc "tiền tươi" bê đến chứ không có ngân phiếu nào. Từ hàng chục năm nay, tôi đã rất thắc mắc việc các kiếm khách hoặc đại gia trong phim đưa cho người này người kia tờ ngân phiếu vài ngàn lạng bạc. Khi chưa có ngân hàng thì không hiểu người cầm ngân phiếu sẽ đi lĩnh ở đâu? Phim kiếm kiệp đã hư cấu nhiều chuyện thì tôi cho rằng đây chỉ là một tình tiết "nhỏ" trong số các hư cấu đó. --Trungda (thảo luận) 02:07, ngày 13 tháng 11 năm 2012 (UTC)
AradskayaĐây là cách gọi của tiếng Nga (cách 3) đối với một số địa điểm ở Romania có tên góc là Arad. Theo Ro:wiki, ở vùng Transinvania, nó có thể là một trong những địa điểm sau:
Địa danh theo tiếng nói và chữ viếtChứ viết bắt nguồn từ tiếng nói. Do đó, người ta dùng ký tự để ghi lại tiếng nói như một hệ thống ngôn ngữ thứ hai: Ngôn ngữ viết. Tuy nhiên điều trớ trêu cho nhân loại là chỉ 10 đến 15% số tộc người trên quả đất có tiếng nói khác nhau có được chữ viết (ký tự) của riêng mình. Vì thế, 85 đến 90% số tộc người còn lại phải "vay mượn" ký tự của dân tộc khác để ký âm ngôn ngữ của dân tộc mình mà Việt Nam là một trong số đó. Khi vận dụng ký tự gốc để ký âm ngôn ngữ của mình, rất khó tránh khỏi việc bất đồng và "tam sao thất bản". Ví dự âm "ư" của tiếng Việt có trong cách phát âm ký tự "ъ" của tiếng Bulgaria cũng như ký tự "ы" của tiếng Nga; nhưng hệ thống âm vị và ký tự của ngôn ngữ Latin hay Englo-Sacson đều không phát âm được âm "ư" này. Và vì thế, nó được chuyển thành âm "y". Nếu muốn, các bạn hiểu về ký tự học, ký âm học, ngôn ngữ học sau khi mất vài năm học tập ở Đại học Hardward hay các đại học có danh tiếng khác để các bạn có thể nắm được những biến đổi từ "cái miệng" (ngôn ngữ nói) sang "cái tay" (ngôn ngữ viết) như thế nào. Rõ ràng là trên wiki chưa (ít nhất đến hiện thời là không) đủ để làm điều đó, kể cả wiki dictionary nếu như họ không bắt đầu một cách khoa học quá trình đi từ "miệng" đến "tay" đối với ngôn ngữ. --Двина-C75MT 12:24, ngày 5 tháng 1 năm 2013 (UTC)-- Cái đuôi "ская" (skaya) mà Khov thường thấy thực ra là tiếp vĩ ngữ cách 2 - giống cái của một danh từ nào đó. Nếu giống đực thì thường là "ски" hoặc "ский". Nó không phải là thành phần bắt buộc trong một danh từ tiếng Nga khi biểu thị một danh từ nào đó, trừ phi danh từ đó có yếu tố giống như thế nhưng không phải là tiếp vĩ ngữ: Ví dụ: Vasilevsky, Rokossovsky. --Двина-C75MT 09:20, ngày 6 tháng 1 năm 2013 (UTC)-- Người Anh có tính giản tiện hóa nên học nói và viết tiếng Anh không quá phức tạp như tiếng Nga hay tiếng Pháp. Tuy nhiên, vì giản tiện quá đi như thế nên "ский" biến thành "sky" cũng chẳng có gì lạ. Nhưng vẫn sai về phát âm. Bởi âm "sky" trong tiếng Anh đọc là "Sờ-cai". Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã có cách khắc phục những sai lệch này bằng Quốc tế ngữ (Esperanto). Nhưng rất tiếc là vẫn có ít người dùng nó. --Двина-C75MT 09:49, ngày 6 tháng 1 năm 2013 (UTC)-- Quốc huy của nước NgaQuốc huy này được đặt ra từ thời Yelsin, phỏng theo Quốc huy nhỏ (không phải đại quốc huy) của Đế chế Nga năm 1914. Mình từng nghe một trợ lý ngoại trưởng Nga Primakov (dưới thời Yelsin) nói thế này: "Con đại bàng trên quốc huy nước Nga cần gì phải có hai đầu ? Đầu ngoảnh về phía Đông thì hẳn rồi vì biên giới vùng Siberi ở rất xa. Còn biên giới phía Tây của Nga thì có thể nhìn thấy ngay từ trên nóc điện Kremly". Tất nhiên đó là lối khôi hài của một nhà chính trị. Còn mấy anh bạn Nga ở Hà Nội thì giải thích thế này:
Đấy là các ý kiến cá nhân. Mình chưa thấy có tài liệu chính thức nào của Chính phủ Nga giải thích ý nghĩa của quốc huy Nga. Ngoài ra, nếu Khov xem được một vài chương trình giao lưu ca nhạc của Đài truyền hình Ria Novosti (Nga) thì còn thấy một biẻu tượng lạ lẫm nữa. Một nửa bên phải là một nửa Quốc huy Liên Xô. Một nửa bên trái là Quốc huy Nga hiện nay. Một só người nói vui rằng Quốc huy Nga hiện nay phải như thế mới hợp lý. --Двина-C75MT 06:23, ngày 18 tháng 1 năm 2013 (UTC)-- Đúng đấy. Держава tượng trưng cho quyền năng của chúa trời với biểu tượng gống một quả táo. Mấy anh bạn Nga nói vui là dầu mỏ một phần vì trông nó giống với cái bồn chứa dầu. Và thực tế là kinh tế Nga đang dựa chủ yếu vào dầu mỏ. Trong tay người Nga, dầu mỏ cũng là một thứ quyền năng khá mạnh. --Двина-C75MT 06:56, ngày 18 tháng 1 năm 2013 (UTC)-- Thái giámMột số người nói hoạn quan thực sự lộng hành từ thời Hán, nhưng tôi thấy ngay từ triều đại đầu tiên (nhà Tần) đã cung cấp Triệu Cao đủ thứ vũ khí để hoành hành tới mức làm mất cả triều đại đó! Sau này thì nhiều liên quan tới sự lộng hành gây hậu quả tới mức chuyện nghe rất khó tin.--Trungda (thảo luận) 15:37, ngày 20 tháng 1 năm 2013 (UTC) Đền thờ Quận HeTôi chưa tới đây (để có thể thấy rõ các văn bia hay tài liệu nói nhiều về đền), và cũng không rõ đền được lập khi nào. Nhưng có thực tế là trong tiềm thức của dân gian, ông nào có "uy linh", từng gây thanh thế lẫm liệt, thì dù thuộc phe nào cũng khiến dân lập đền thờ; có thể không phải vì kính, vì ân mà vì sợ, vì người ta tin những người từng ngang dọc cái thế một thời, khi chết hồn vẫn thiêng, vẫn mạnh, có tác động tới đời sống nhân dân. Tại Quảng Tây còn có đền thờ Hai Bà Trưng nữa. Sau này, trường hợp của tướng Mãn Thanh Sầm Nghi Đống cũng như vậy. Huống chi, quận He từng là "giặc" cứu khổ đương thời, xứ Hải Dương "miền đông" vốn là đất cũ nhà Mạc, cái tâm lý "ghét Lê Trịnh" không phải không còn. Lại nữa, sau khi dẹp miền đông, Trịnh Doanh còn đổi tên Ngân Già thành Lai Cách (không ai đến), có ý miệt thị vùng này (mà lạ thay đến tận ngày nay tên này không được đổi cho đẹp đẽ, bạn đi đường Quốc lộ 5 có thể thấy rõ biển chỉ), thế thì càng "chọc tức" dân miền đông quá rồi. "Phép vua thua lệ làng". Từ lâu người Việt có cái văn hóa đó. Sau này Thiệu Trị từng đổi tên chùa Trấn Quốc (Hà Nội) mà dân Bắc Hà cứng đầu không chịu, vẫn giữ lại tên cũ của chùa (chả trách ông nội Gia Long không dám định đô cũ của nhà Lê!). Bởi thế với trường hợp quận He, tôi đồ rằng, đền quận He có thể được lập ngay trong thời Lê Trịnh, trước hay sau đền Phạm Đình Trọng ít nhiều. Tóm lại cả 2 "kỳ phùng địch thủ" này đều đáng nể nên dân thờ tụng họ, dân muốn thì họ lập đền, muốn ngăn cũng khó thay!--Trungda (thảo luận) 03:37, ngày 5 tháng 2 năm 2013 (UTC) Xét phương diện là nhân vật tiểu thuyết, ông này khá lu mờ, tới mức từ khi Gia Cát Lượng theo Lưu Bị thì La Quán Trung không nhắc đến nữa. Còn về con người thực, chức Hiệu úy là chức võ quan phụ trách an ninh khu vực. Tùy vào khu vực nào thì "to" và "nhỏ" khác nhau. Như chức Tư Lệ hiệu úy thì quá to vì đó là phụ trách cả 1 châu (châu Tư Lệ có nhị đô Tràng An và Lạc Dương nữa thì càng quan trọng). Nhưng xem địa giới nước Thục thời Tam Quốc thì chỉ có 1 châu Ích, trong châu Ích có hơn 10 quận, mà không quận nào là Trường Thủy. Tôi đồ đoán Trường Thủy chỉ là huyện, như vậy chức vị đứng đầu an ninh 1 huyện thì khá nhỏ. Như Bạch Cư Dị thời Đường, bị giáng chức làm Tư mã Giang châu, nghe Tư mã thì to nhưng chỉ ở 1 châu bé (châu thời Đường đã bị chia rất nhỏ, còn bé hơn các quận thời Hán) thì cũng không đáng kể (dĩ nhiên, ông Bạch nổi tiếng vì cái khác). Bạn có thể hỏi bác Meotrangden có thể có thêm thông tin cụ thể hơn.--Trungda (thảo luận) 09:17, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC) Trần Thủ ĐộVụ Trần Quốc Khang, xét đi thì đúng là Trần Thủ Độ quá đáng, khi biết Quốc Khang là con trai (chứ không phải gái - vì khi "đổi cha" cái thai mới vài tháng và ko có siêu âm như bây giờ!), không chết yểu mà Trần Hoảng vẫn được chọn làm thái tử, tôi khá bất ngờ. Trong sự việc này, chẳng những Trần Thủ Độ, mà chính Trần Thái Tông có biểu hiện cực kỳ cá tính, với "cái tôi" lớn dần. Này nhé:
Về Trần Liễu, khi bại trận phải đến xin hàng em, là ông đã đường cùng và cố giữ mạng sống; nhưng trong lòng không phục, nên mới dặn Trần Quốc Tuấn trả thù. Cũng không thể trách ông, dù Trần Liễu có không quá yêu Thuận Thiên đi nữa thì cái đau mất vợ của người đàn ông bao giờ cũng khôn nguôi ít nhất về mặt danh dự, dù là kẻ mạt dân hay người quyền quý. Bạn có thấy Tề Ý công rồi Hoàn Nhan Lượng bị chết về tay tình địch bị mất vợ đó không? Bởi thế xét cho cùng, vai trò của Trần Quốc Khang trong sự "điều động" của Trần Thủ Độ không hoàn toàn vô dụng ("giải cơn khát hậu duệ" để yên trong ngoài). Hơn nữa, chúng ta cần nhớ rằng, những hoàng tử anh tuấn sau do chính Thái Tông sinh ra như Trần Hoảng, Quang Khải đều do mẹ Thuận Thiên sinh ra - trên quan điểm sinh học mà nói thì một lần nữa Trần Thủ Độ lại có lý để chọn, xin lỗi, "nái tốt" cho dòng họ (rất có thể ông có tham khảo thầy xem tướng và được biết bà này có "tướng sinh nhiều con trai" nên mới chọn) - quan điểm trọng nam khinh nữ vốn chẳng quan tâm những người đàn bà nghĩ gì, chỉ biết "điều" họ đến chỗ họ phải đến. Thủ Độ có thể đáng bị vài người chửi (nhất là những ai đồng cảm với Trần Liễu), nhưng, chưa tới mức đáng đánh đòn đâu! Có người mà các sử gia Trung Quốc nói là đểu cáng trong chuyện đàn bà, là Tào Phi kia!--Trungda (thảo luận) 08:40, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC) Ishihara ShintarōCũng không rõ lắm vì chính trị thường có nhiều vấn đề khác nhau. Có lẽ cụ IS đây tỏ ra khá hữu dụng trong lập trường của mình về lãnh thổ khi tranh chấp lên cao nên nhận được sự ủng hộ? Hay đi đêm với nhau? Hình như cụ cũng hối sửa đổi hiến pháp để Nhật có thể sử dụng quân sự như xưa? Nói chung thì co nhiều lý do cho tha hồ chọn mỗi người một ý. Và đang tự hỏi không biết chừng nào có bom bẫy chống máy bay như thế này nhỉ, tai nạn thôi nhưng sẽ khá thú vị nếu thực sự chế được thế. Còn món đồ chơi rail gun của hai anh USA và USSR đang tự hỏi chừng nào mới trang bị nhỉ?Tnt1984 (thảo luận) 05:03, ngày 25 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Có lẽ thế nhưng lịch sử không có từ "nếu như mà". Nên cứ cho là mấy ông nghị này gặp may mạng lớn đi. Còn không thì mang Kennedy hay Luther King ra làm ví dụ cũng được. Dù sao thì việc dùng những con dao hai lưỡi này không lạ với chính trường từ thời thượng cổ. Giống như kiếm thuật nếu giỏi thì có thể sử dụng nó để chống lại kẻ thù còn không thì bị chính lưỡi kiếm mình đang quơ chém hay viên đạn bắn ra nện lại xạ thủ vậy. Chủ nghĩa dân tộc đặc biệt mạnh khi có bất ổn dù ở bất cứ đâu vì như người ta nói không có đồng minh vĩnh cữu chỉ có lợi ích dân tộc trường tồn vì thế khó mà kiềm chế được nếu bất ổn quá lâu. Vì dù sao thì cánh hữu tập trung ổn định xã hội thích hợp với tình hình rối loạn còn cánh tả là đổi mới chả cần biết ổn định là gì thích hợp với xã hội có tính ổn định cao nhưng chả có gì mới trong thời gian dài. Nên muốn kiềm chế cực hữu? Ổn định tình hình cái đã.Tnt1984 (thảo luận) 05:16, ngày 27 tháng 2 năm 2013 (UTC) ChuikovPhụ âm "Ч" thì người Nga phát âm như âm "Ch" hoặc "Tr" trung tiếng Việt (tùy trường hợp, với âm này, người Nga không phân biệt nặng nhẹ) nên "Чуиков" đọc là "Chui-cốp" và có thể viết "Chuikov". Vì hầu hết các tiếng khác, kể cả tiếng Latin không có âm này nên người ta phải viết và đọc "Ч" thành "Ts". Tuy nhiên, tiếng Nga có phụ âm "Ц" tương đương với phụ âm ghép "Ts" nên nếu viết là "Truikov" thì khi dịch nguwojc lại tiếng Nga sẽ là "Цуиков" chứ không phải là "Чуиков" nữa. Còn về phụ âm "Х" thì người Nga phát âm như phụ âm "Kh" trong tiếng Việt. Ví dụ "Хабаровск" thì đọc là "Kha-ba-rốp-xơ-cơ" và có thể viết "Khabarovsk". Nhưng tiếng Nga không có âm "H" nên khi dịch phụ âm "H" của tiếng Việt ra tiếng Nga, họ phải dùng phụ âm "Х" gần giống với âm "H" trong tiếng Việt để thay thế. Ví dụ: "Hồng Long" thì viết bằng tiếng Nga là "Хонг Лонг", "Huế" viết thành "Хуэ"; trong khi "Khánh Hòa" thì phải viết là "Кханьхоа". (ký tự "ь" là dấu mềm, không đọc).--Двина-C75MT 06:44, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)-- Dàn hợp xướng Trung ương Hồng quân Liên XôCảm ơn bạn về món quà. Mình thấy quân đội Liên Xô không chỉ giỏi hát các bài của Liên Xô và Nga, họ còn hát rất tốt Giao hưởng số 9 của Beethoven Bài thứ ba, Quốc ca Pháp Bài Marsellère. Bài hát Ý Bella Ciao và nhiều bài hát của các dân tộc khác, kể cả Việt Nam. Nhân đây, thân tặng Khov tuyển tập 49 bài hát thời Liên Xô cũ. --Двина-C75MT 11:23, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)-- P/S: Còn về bài "Ngày chiến thắng" thì phải nghe kèm với những hình ảnh này --Двина-C75MT 11:54, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)-- Theo tôi thì loại bài viết trên các trang web như vậy thường thể hiện một quan điểm "khác" của một số tác giả còn chưa rõ tên tuổi. Tôi từng đọc một cuốn sách, tiếc rằng không nhớ tên, không dày lắm, đại loại tập hợp về các nhân vật có tư tưởng cải cách giữa thế kỷ 19, trong đó ngoài ông Tộ còn có Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Trần/Phạm Điền...; và nội dung các bản tấu của các ông đại thể khá giống nhau về cách tân và áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Nói thực là tại thời điểm đọc (cách đây chừng 8 năm, khi tôi còn chưa tham gia wiki), tôi khá rối mắt và không đủ thời gian để đọc kỹ nhằm phân biệt "tư tưởng" ông này với ông kia có gì khác biệt cụ thể. Tôi nhận thấy thời điểm đó có khá nhiều người cùng có suy nghĩ cách tân mà Nguyễn Trường Tộ không phải là duy nhất. Tài liệu bạn dẫn rất dài, ngoài bài chính còn nhiều đường link khác, tôi chưa đủ thời gian để đọc kỹ toàn bộ. Tôi chỉ luôn tâm niệm một điều rằng: khi phán xét về 1 ý kiến, tư tưởng bất kỳ cần đặt nó trong hoàn cảnh hiện tại của người đưa ra ý kiến đó, không thể đòi hỏi cao hơn như trong điều kiện của thế hệ sau. Tôi sẽ trao đổi với bạn cụ thể hơn về những điều đó, hy vọng có thời gian để xem và hiểu được hết "ý gốc" của ông Tộ và "ý phê" của những người nhận xét về ông.--Trungda (thảo luận) 16:16, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC) Gươm/KiếmBây giờ thì các đội nghi lễ cấp nhà nước, các đoàn duyệt binh của QĐNDVN đều có chỉ huy cầm kiếm hết. Nhưng nó giống với thanh kiếm phía dưới trong ảnh này hơn.--Двина-C75MT 11:05, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--
Tôi không rành lắm về vũ khí, cả cổ lẫn kim. Cứ "nôm na" mà trao đổi thế này: Hồ Gươm còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, xem thế thì theo nghĩa "ngày xưa" (khi chưa có các khái niệm, ảnh hưởng của phương Tây vào), kiếm = gươm. Lại có giai thoại về 3 thầy trò ông đồ nữa: Ông đồ ra vế đối cho 2 anh học trò: Thư là sách, sách để trên án thư Anh thứ nhất đối: Phạn là cơm, cơm đựng trong bình phạn Anh thứ 2 đối: Kiếm là gươm, gươm treo trên giá kiếm Đó là lý do thứ 2 tôi cho rằng xưa kia các cụ coi kiếm với gươm là 1, còn cụ thể hình dáng từng nơi có thể có kích thước, dáng, vật liệu... khác nhau, nhưng cái gì được gọi là "gươm" thì cũng có thể gọi nó là "kiếm". Còn sau này khi có cả ảnh hưởng của phương Tây, từ khái niệm đến thứ vũ khí cụ thể mà họ mang đến thì tôi không rõ.--Trungda (thảo luận) 17:19, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC) |