Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Phạm Hữu Nhơn

Phạm Hữu Nhơn
Chức vụ

Trưởng phòng 7 Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ2/1964 – 4/1975
Cấp bậc-Trung tá (2/1964)
-Đại tá (3/1965)
-Chuẩn tướng (11/1972)
Tổng tham mưu trưởng-Trần Thiện Khiêm
-Nguyễn Khánh
-Trần Văn Minh
-Nguyễn Hữu Có
-Cao Văn Viên
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Phụ tá Chỉ huy trưởng
Trung tâm Hành quân
tại Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ12/1958 – 2/1964
Cấp bậc-Thiếu tá (12/1958)
-Trung tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh1 tháng 1, 1928 (97 tuổi)
Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương
Nơi ởVirginia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợNguyễn Thị Tích
ChaPhạm Hữu Văn
MẹTrần Thị Phúc
Họ hàngPhạm Tấn (ông cố nội)
Phạm Năng Tuần (ông nội)
Phạm Biểu Tâm (anh)
Phạm Hà Thanh (em rể)
Phạm Thị Hương Muội (em gái)
Con cái3 người con (2 trai, 1 gái):
Phạm Hữu Minh
Phạm Hữu Anh
Phạm Minh Nguyệt
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Quốc học Khải Định (Huế)
-Trường Albert Sarraut (Hà Nội)
-Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
-Trường Đại học Quân sự (Sài Gòn)
-Trường Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas và Fort Knox, Kentucky, Hoa Kỳ
-Trường Tình báo Okinawa, Nhật Bản
-Trường Cao đẳng Quốc phòng tại Long Bình, Biên Hòa
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Bộ Tổng Tham mưu
Nha Kỹ thuật[1]
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng B.quốc H.chương IV[2]

Phạm Hữu Nhơn (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1928), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ khóa duy nhất ở trường Sĩ quan Trừ bị được Quân đội Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở Bắc phần cùng thời điểm với khóa 1 trường Sĩ quan Trừ bị trong Nam phần. Ban đầu, sau khi ra trường ông phục vụ trong các đơn vị Bộ binh. Sau ông được giao nhiệm vụ thành lập và điều hành một trong các Phòng thuộc bộ Tổng tham mưu đặc trách về lĩnh vực Phản gián trong quân đội.

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1928 trong một gia đình quan lại, khoa bảng và Danh gia Vọng tộc tại làng Nam Trung, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam. Thời niên thiếu, ông được đi học tại các trường Trung học Khải Định ở Huế, trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội theo chương trình Pháp. Năm 1947, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I) tại Hà Nội. Trở về quê nhà, ông được bổ dụng làm công chức ở Huế một thời gian cho đến ngày gia nhập quân đội.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 48/201.757. Theo học trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952[3] mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.[4] Ra trường, ông được chuyển đến phục vụ tại Tiểu đoàn 265 Việt Nam, đồn trú ở Lương Sơn, Phan Rí, Bình Thuận với chức vụ Trung đội trưởng. Năm 1953, ông thuyên chuyển sang Tiểu đoàn 85 Việt Nam, đồn trú tại Ninh Hòa, Khánh Hòa giữ chức vụ Trưởng ban 2, do Đại úy Nguyễn Quang Thông[5] làm Tiểu đoàn trưởng. Đầu tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève (20 tháng 7), ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Cuối năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu, phục vụ tại Phòng Quân huấn, dưới quyền Trưởng phòng là Trung tá Trần Ngọc Tám. Giữa năm 1956, ông được thăng cấp Đại úy và được cử theo học khóa sĩ quan tham mưu ở trường Đại học Quân sự tại Sài Gòn.

Cuối năm 1958, ông được thăng cấp Thiếu tá và chuyển sang làm một trong ba Phụ tá ở Trung tâm Hành quân tại Bộ Tổng tham Mưu do Đại tá Trần Thiện Khiêm làm Chỉ huy trưởng[6]. Đầu năm 1963, ông được cử đi du học liền 2 khóa Chỉ huy Tham mưu (16 tuần), Bảo trì Cơ khí (12 tuần) tại 2 Học viện Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas và Fort Knox, Tiểu bang Ketucky, Hoa Kỳ.

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông được cử đi học khóa tình báo tại Okinawa, Nhật Bản. Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý nội bộ ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, ông được thăng cấp Trung tá nhận nhiệm vụ thành lập phòng 7 tại Bộ Tổng tham mưu và giữ chức vụ Trưởng phòng[7]. Tháng 3 năm 1965, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm.

Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Đầu năm 1973, ông được cử đi học khóa 3 Cao đẳng Quốc phòng trong thời gian là 6 tháng.

Thời gian tướng Phạm Hữu Nhơn đảm nhiệm chức trưởng phòng 7 tại Bộ Tổng tham mưu, trải qua các vị Tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Nguyễn Khánh, Trung tướng Trần Văn Minh, Trung tướng Nguyễn Hữu Có và Đại tướng Cao Văn Viên.

1975

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư tại Haymarket, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Huy chương

-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng
-Một số huy chương quân sự, dân sự khác của Việt Nam Cộng hòa và ngoại quốc

Gia tộc và Gia đình

  • Ông Cố Nội: Cụ Phạm Tấn (nguyên là quan Hộ Vũ Sứ Ninh Bình, Án Sát Nam Định. Nguyên quán ở làng Long Phú, Gia Định).
  • Ông Nội: Cụ Phạm Năng Tuần (Nguyên làm quan dưới triều Nhà Nguyễn, tước Hàn Lâm Viện Thị Độc).
  • Thân phụ: Cụ Phạm Hữu Văn (Nguyên là quan Bố Chính Thanh Hóa)
  • Thân mẫu: Cụ Trần Thị Phúc (Ái nữ của cụ Trần Hữu Chiêm, nguyên là quan Án Sát Nam Định).
  • Bào huynh: Ông Phạm Biểu Tâm (Nguyên là Bác sĩ Trưởng khoa tại Đại học Y khoa Sài Gòn).
  • Bào muội: Phạm Thị Hương Muội (Phu nhân của Chuẩn tướng Phạm Hà Thanh (Nguyên Y sĩ Cục trưởng Cục Quân y của Quân lực VNCH)
  • Phu nhân: Bà Nguyễn Thị Tích (Tốt nghiệp Nữ hộ sinh Quốc gia tại Đại học Y khoa Hà Nội)
Ông bà có 3 người con (2 trai, 1 gái):
Phạm Hữu Minh, Phạm Hữu Anh, Phạm Minh Nguyệt.

Chú thích

  1. ^ Nha kỹ thuật là đơn vị hoạt động về lĩnh vực tình báo và phản gián của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trực thuộc Phòng 7 Bộ Tổng Tham mưu.
  2. ^ Bảo quốc Huân chương đệ Tứ đẳng (ân thưởng).
  3. ^ Cùng một thời điểm, Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra hai trường đào tạo Sĩ quan Trừ bị ở hai miền, miền Bắc là trường Nam Định và miền Nam là trường Thủ Đức, cả hai khai giảng và mãn khóa cùng một ngày. Tuy nhiên, trường Nam Định chỉ đào tạo một khóa duy nhất, về sau các khóa sinh đều được đào tạo ở trường Thủ Đức.
  4. ^ -Tốt nghiệp khóa 1 Nam Định về sau lên tướng có các Trung tướng Lê Nguyên Khang, Nguyễn Bảo TrịNguyễn Đức Thắng. Các Thiếu tướng Nguyễn Cao KỳNguyễn Duy Hinh. Các Chuẩn tướng Nguyễn Chấn, Đặng Đình Linh, Nguyễn Văn Lượng, Vũ Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Tần, Đặng Cao ThăngPhan Phụng Tiên.
  5. ^ Đại uý Nguyễn Quang Thông sinh năm 1922 tại Quảng Bình, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng Tây Ninh.
  6. ^ Ba phụ tá cho Đại tá Trần Thiện Khiêm ngoài Thiếu tá Phạm Hữu Nhơn còn hai Thiếu tá nữa là Lý Bá Phẩm (Sinh năm 1923 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Khánh Hòa kiêm Thị trưởng nha Trang) và Nguyễn Hữu Toán (Sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Chỉ huy Quân trường Quốc gia Lam Sơn kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ.
  7. ^ Tướng Phạm Hữu Nhơn giữ chức vụ Trưởng phòng 7 tại Bộ Tổng Tham mưu lâu nhất với thời gian hơn 11 năm.

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011), Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9