Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Ngũ trí Như Lai

Tranh vẽ Ngũ phật trên vải

Ngũ Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Phương phật, hay còn được gọi  Ngũ Thiền Định Phật; là tên gọi chỉ năm vị Phật trong Mật Tông, lấy Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai) làm chủ tôn, có sự khu biệt giữa Ngũ Phật giới Kim Cương và Ngũ Phật giới Thai Tạng.[1] Năm đức Phật này đại diện cho 5 phẩm chất của con người và tạo ra sự tuyệt mỹ và hay nhất để phá bỏ những sai trái trong 5 phẩm chất đó. Mỗi đức Phật là một con đường tuyệt diệu để đi đến cảnh giới Niết Bàn và Vô sanh. Tu theo những vị đó sẽ mau chóng vào được cung điện Niết Bàn.

Ngũ trí Như Lai là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng:

  1. Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Vairochana)
  2. A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya)
  3. Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
  4. A Di Đà Như Lai (Amitabha)
  5. Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)

Ngũ Phật giới Kim Cương

Ngũ Phật giới Kim Cương gồm Phật Tỳ Lô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) , Phật A Súc Bệ, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà, Phật Bất Không Thành Tựu. Năm vị Phật này cư trú ở năm vòng giải thoát ở chính giữa Mạn Đà La của giới Kim Cương.

Mạn Đà La cửu Phật

Trong truyền thống Tạng Mật, Phật Vô Lượng Thọ là ứng Báo thân Phật của Phật A Di Đà, là tượng trưng của trường thọ và trí tuệ. Toàn thân Ngài có sắc đỏ hồng, như một ngọn núi quý được tạo thành bởi vô vàn đá quý màu đỏ, khoác thiên y đẹp đẽ có đủ 5 màu sắc, trang sức đủ cả tám loại chân bảo và 13 loại trang nghiêm, ngồi kiết già nguy nga, đoan chính trên Nguyệt Luân giữa tòa sen.

Ngũ Phật giới Thai Tạng

Là tên gọi của năm Như Lai: Đại Nhật Như lai, Bảo Tràng Như Lai (Ratnaketu), Khai Phu Hoa Vương Như Lai (Samkusumita –Ràjia – Ta thãgata), Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitayus Budtha), Thiên Cổ Lôi Như Lai (Divyađumubhi Meghanirghosa), cũng chính là năm vị Phật ngồi trên đài sen 8 lá ở giữa Mạn Đà La của giới Thai Tạng. Trong đó, giới Kim Cương là Mạn Đà La kết quả, biểu thị trí; giới Thai Tạng là Mạn Đà La nguyên nhân, biểu thị lý. Tuy chủng tử tự và sắc tướng của năm vị Phật khác nhau, nhưng về bản chất thì không có nhiều khác biệt.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Bogle (1999) pp. xxxiv-xxxv

Tham khảo

  • Bogle, George; Markham, Clements Robert; and Manning, Thomas (1999) Narratives of the Mission of George Bogle to Tibet and of the Journey of Thomas Manning to Lhasa ISBN 81-206-1366-X
  • Bucknell, Roderick & Stuart-Fox, Martin (1986). The Twilight Language: Explorations in Buddhist Meditation and Symbolism. Curzon Press: London. ISBN 0-312-82540-4

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9