Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

MS-DOS

MS-DOS
Một ví dụ về giao diện dòng lệnh của MS-DOS, đang cho thấy thư mục hiện tại là thư mục gốc của ổ đĩa C
Nhà phát triểnMicrosoft
Được viết bằngHợp ngữ 8086[1]
Họ hệ điều hànhDOS
Tình trạng
hoạt động
Đã ngừng
Kiểu mã nguồnMã nguồn đóng; mã nguồn có sẵn cho một số phiên bản từ 2014[2][3][4]
Phát hành
lần đầu
tháng 8 năm 1981; 43 năm trước (1981-08)[5]
Phiên bản
cuối cùng
8.0 / 16 tháng 9 năm 2000; 24 năm trước (2000-09-16)
Phương thức
cập nhật
Không
Hệ thống
quản lý gói
Không
Nền tảngx86
Loại nhânNguyên khối
Giao diện
mặc định
Dòng lệnh, văn bản
Giấy phépĐộc quyền
Sản phẩm sauMicrosoft Windows
Website
chính thức
MS-DOS overview
Trạng thái hỗ trợ
Không còn được hỗ trợ từ 31 tháng 12 năm 2001[6]

MS-DOS (/ˌɛmɛsˈdɒs/, viết tắt của Microsoft Disk Operating System, Hệ điều hành đĩa từ Microsoft) là hệ điều hành của hãng phần mềm Microsoft. Đây là một hệ điều hànhgiao diện dòng lệnh (command-line interface) được thiết kế cho các máy tính họ PC (Personal Computer). MS-DOS đã từng rất phổ biến trong suốt thập niên 1980, và đầu thập niên 1990, cho đến khi Windows 95 ra đời.

Lịch sử

Phiên bản DOS đầu tiên ra đời vào tháng 8 năm 1981, với tên chính thức là PC DOS 1.0. Tên gọi MS-DOS chỉ được biết đến kể từ tháng 5 năm 1982 (MS-DOS 1.25). Sau đó, Microsoft lần lượt cho ra đời các phiên bản tiếp theo của MS-DOS song song cùng với PC-DOS.

MS-DOS 5.0 ra đời vào tháng 6 năm 1991. MS-DOS 6.22 ra đời tháng 6 năm 1994 là bản cuối cùng được chạy như một hệ điều hành độc lập (standalone version). Sau khi Windows 95 ra đời vào năm 1995, các phiên bản MS-DOS tiếp theo đều được phát hành đi kèm với Windows, chẳng hạn như MS-DOS 7.0 (8/1995) là nền để cho Windows 95 khởi động, và MS-DOS 8.0 đi kèm với Windows ME. Đây cũng là phiên bản cuối cùng của hệ điều hành này.

Đặc điểm

MS-DOS là hệ điều hành đơn nhiệm. Tại mỗi thời điểm chỉ thực hiện một thao tác duy nhất. Nói một cách khác, MS-DOS chỉ cho phép chạy một ứng dụng duy nhất tại mỗi thời điểm. Điều này khác hẳn với Windows, vốn là một hệ điều hành đa nhiệm (multi-tasking) - người dùng có thể thi hành nhiều ứng dụng cùng một lúc. Mặc dù vậy, về sau người ta đã thiết kế một số ứng dụng chạy thường trú (TSR, Terminate and Stay Resident) cho MS-DOS. Các ứng dụng này có thể chạy trên nền của các ứng dụng khác, khiến người sử dụng có thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc. Ở Việt Nam, phần mềm chạy thường trú trên MS-DOS rất phổ biến là một chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt, VietRes.

Một số môi trường làm việc đa nhiệm (multi-tasking environment) như Deskmate hay Desqview đã được thiết kế để chạy trên DOS. Những phiên bản Windows đầu tiên cũng đều phải khởi động từ dấu nhắc DOS. Tuy nhiên, ngày nay, MS-DOS đã trở nên ít phổ biến hơn. Nó chỉ còn tồn tại trong các phiên bản Windows sau này (2000, XP) dưới dạng một ứng dụng cho phép người dùng kích hoạt chế độ dòng lệnh (command prompt), và thường chỉ được dùng để thực hiện những tác vụ liên quan mật thiết đến hệ thống mà giao diện đồ họa của Windows không làm được.

Quản lý ổ cứng

Quá trình định dạng đĩa từ (Đĩa mềm hay đĩa cứng logic) trong MS-DOS sẽ chia không gian đĩa đó ra làm 2 phần cơ bản là: Vùng hệ thống (System Area) và vùng dữ liệu (Data Area). Đồng thời hệ thống ghi các thông tin cần thiết vào vùng hệ thống để chuẩn bị cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu sau này.

  • Vùng dữ liệu: gồm các block (cluster) có kích thước bằng nhau và được đánh địa chỉ (12 hay 16 bit)để phân biệt. Đây chính là các cluster trên đĩa.
  • Vùng hệ thống: Bao gồm các thành phần như Boot Sector; bảng FAT1; bảng FAT2; Root Directory(RD). chứa các chương trình, các thông tin liên quan đến file, directory để giúp hệ điều hành quản lý các file và directory sau này.

Tham khảo

  1. ^ Paterson, Tim. “An Inside Look at MS-DOS”. Seattle Computer Products. Seattle. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ Paterson, Tim (19 tháng 12 năm 2013) [1983]. “Microsoft DOS V1.1 and V2.0: /msdos/v11source/MSDOS.ASM”. Computer History Museum, Microsoft. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014. (NB. While the publishers claim this would be MS-DOS 1.1 and 2.0, it actually is SCP MS-DOS 1.25 and a mixture of Altos MS-DOS 2.11TeleVideo PC DOS 2.11.)
  3. ^ Shustek, Len (ngày 24 tháng 3 năm 2014). “Microsoft MS-DOS early source code”. Software Gems: The Computer History Museum Historical Source Code Series. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014. (NB. While the author claims this would be MS-DOS 1.1 and 2.0, it actually is SCP MS-DOS 1.25 and a mixture of Altos MS-DOS 2.11TeleVideo PC DOS 2.11.)
  4. ^ Levin, Roy (ngày 25 tháng 3 năm 2014). “Microsoft makes source code for MS-DOS and Word for Windows available to public”. Official Microsoft Blog. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014. (NB. While the author claims this would be MS-DOS 1.1 and 2.0, it actually is SCP MS-DOS 1.25 and a mixture of Altos MS-DOS 2.11TeleVideo PC DOS 2.11.)
  5. ^ “MS-DOS: A Brief Introduction”. The Linux Information Project. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ “Obsolete Products Life-Cycle Policy”. Microsoft. ngày 30 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2010.


Kembali kehalaman sebelumnya


Index: pl ar de en es fr it arz nl ja pt ceb sv uk vi war zh ru af ast az bg zh-min-nan bn be ca cs cy da et el eo eu fa gl ko hi hr id he ka la lv lt hu mk ms min no nn ce uz kk ro simple sk sl sr sh fi ta tt th tg azb tr ur zh-yue hy my ace als am an hyw ban bjn map-bms ba be-tarask bcl bpy bar bs br cv nv eml hif fo fy ga gd gu hak ha hsb io ig ilo ia ie os is jv kn ht ku ckb ky mrj lb lij li lmo mai mg ml zh-classical mr xmf mzn cdo mn nap new ne frr oc mhr or as pa pnb ps pms nds crh qu sa sah sco sq scn si sd szl su sw tl shn te bug vec vo wa wuu yi yo diq bat-smg zu lad kbd ang smn ab roa-rup frp arc gn av ay bh bi bo bxr cbk-zam co za dag ary se pdc dv dsb myv ext fur gv gag inh ki glk gan guw xal haw rw kbp pam csb kw km kv koi kg gom ks gcr lo lbe ltg lez nia ln jbo lg mt mi tw mwl mdf mnw nqo fj nah na nds-nl nrm nov om pi pag pap pfl pcd krc kaa ksh rm rue sm sat sc trv stq nso sn cu so srn kab roa-tara tet tpi to chr tum tk tyv udm ug vep fiu-vro vls wo xh zea ty ak bm ch ny ee ff got iu ik kl mad cr pih ami pwn pnt dz rmy rn sg st tn ss ti din chy ts kcg ve 
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9